Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đồi mồi ở chân là một trong những vị trí dễ gặp của đốm đồi mồi, tình trạng này thường xuất hiện ở những người ngoài 40 tuổi. Đồi mồi không gây nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Do đó, người bị đồi mồi ở chân cần có những hiểu biết cơ bản về tình trạng này để có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về đồi mồi ở chân và những thông tin liên quan đến tình trạng này nhé!
Đốm đồi mồi là những đốm hình bầu dục hoặc hình tròn, phẳng, màu nâu, đen hoặc màu xám. Kích thước của các đốm đồi mồi không đều và thường nằm trong khoảng từ 0,5 đến 2,5cm. Các đốm đồi mồi có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở các vùng như mặt, cổ, ngực, tay chân - những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đồi mồi là một trong những dấu hiệu của lão hóa da, theo thời gian, các đốm đồi mồi sẽ xuất hiện nhiều hơn, màu sắc sẫm hơn và kích thước to hơn. Đốm đồi mồi là bệnh phổ biến ở những người trên 40 tuổi, ở độ tuổi này da đã bị lão hóa, trở nên mỏng và kém đàn hồi, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một thời gian dài khiến da dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, đồi mồi vẫn có thể bắt gặp ở những người trẻ, đặc biệt là những người phải làm việc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ da tốt.
Melanin là một loại hắc sắc tố, melanin được da sản xuất để bảo vệ làn da khỏi tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Nguyên nhân của các tình trạng như sạm da, đồi mồi, nám da… chính là do sự tập trung lại của melanin với mật độ lớn.
Theo các nghiên cứu về tăng hắc sắc tố da melanin, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là:
Các tia UV có trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đồi mồi ở chân. Tia UV có khả năng gây peroxy hóa lipid màng tế bào, tạo ra điều kiện thuận lợi cho các tế bào tăng sản xuất melanin.
Khi làn da bị lão hóa theo thời gian, khả năng tự đào thải của da suy giảm dần, melanin có thể tích tụ lại trong da gây tình trạng đồi mồi. Đặc biệt là những người không bảo vệ da đúng cách khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có tỷ lệ bị đốm đồi mồi cao hơn.
Các tác nhân bên ngoài khác như thuốc, mỹ phẩm hay các quá trình thẩm mỹ cũng có thể làm cho da dễ bắt nắng, nhạy cảm với ánh nắng hơn như: Thuốc Tetracyclin, thuốc Sulfamid, thuốc Doxycyclin, tái tạo da mặt…
Các yếu tố bên trong như di truyền, rối loạn nội tiết tố khi mang thai, thuốc nội tiết hoặc thuốc tránh thai, suy dinh dưỡng… cũng có thể làm tăng quá trình sản xuất melanin, từ đó hình thành các đốm đồi mồi trên da.
Đồi mồi ở chân là một trong những dạng phổ biến của bệnh đốm đồi mồi nhưng thường ít được chú ý. Nhìn chung, các đốm đồi mồi chỉ ảnh hướng đến yếu tố thẩm mỹ. Các đốm đồi mồi ở chân dễ làm bạn tự ti khi diện các bộ váy ngắn hay quần ngắn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, khi các đốm đồi mồi trên da có sự tăng trưởng nhanh cả về màu sắc và kích thước, chảy máu hoặc ngứa, màu sắc bất thường, người bệnh nên đến khám da liễu để đề phòng ung thư da.
Hiện nay, có hai phương pháp chính để điều trị đồi mồi ở chân là điều chỉnh các đốm da đổi màu và loại bỏ các đốm da đổi màu.
Tùy theo tình trạng da của bạn, bác sĩ có thể đưa ra một trong các phương pháp như:
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm chăm sóc da và dược mỹ phẩm được sản xuất với mục đích điều chỉnh sắc tố da. Khi sử dụng các loại sản phẩm này sẽ giúp làm trắng vùng da sẫm màu và giảm việc sản sinh hắc sắc tố da.
Khi bị các đốm đồi mồi ở chân, quá trình điều trị có thể kéo dài bạn cần kiên nhẫn, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu và có thể rất tốn thời gian, tiền bạc. Vì vậy, việc phòng ngừa sớm bệnh đốm đồi mồi là điều hết sức quan trọng và cần thiết.
Việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là điều quan trọng nhất, hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian hoạt động mạnh (khoảng 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều). Sử dụng kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài, bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 15 - 30 phút. Bôi lại kem chống nắng sau hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu cơ thể đổ nhiều mồ hôi hay đi bơi. Đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và mặc quần áo chống nắng thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng cũng có nhiều ảnh hưởng đến khả năng chống nắng của da. Một chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tương và các thực phẩm giàu vitamin A, C, E, selen, omega-3, uống đủ nước, ngủ đủ giấc sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa của da.
Mong rằng với các thông tin mà Nhà Thuốc Long Châu cung cấp có thể giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về bệnh đốm đồi mồi ở chân. Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ Nhà Thuốc Long Châu bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...