Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?

Ngày 18/01/2023
Kích thước chữ

Đột quỵ và tai biến là hai căn bệnh nguy hiểm bậc nhất do di chứng mà nó để lại là vô cùng nghiêm trọng. Vậy đột quỵ và tai biến có gì giống và khác nhau?

Nhiều người vẫn cho rằng đột quỵ và tai biến là căn bệnh không thể phòng tránh được nên con người chỉ có thể chấp nhận nó. Hơn nữa, đột quỵ và tai biến là hai căn bệnh khác hẳn nhau. Đây là một quan niệm sai lầm. Để biết được đột quỵ và tai biến có giống nhau không và cách phòng tránh ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không?

Trên thực tế, đột quỵ và tai biến được hiểu là một căn bệnh duy nhất. Hai thuật ngữ này đều được dùng để chỉ một căn bệnh cấp tính gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi mắc phải bệnh lý này, cơ thể con người thường xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng như: Đổ gục, tê liệt, hôn mê, suy giảm về nhận thức hoặc tàn tật về thể chất. 

Đột quỵ được hiểu là sự cấp tính của bệnh còn tai biến mạch máu não là vị trí xảy ra bệnh. Theo đó, tình trạng này được hiểu là tình trạng thiếu máu não đột ngột ở một phần hoặc toàn bộ não bộ. Điều này khiến cho não bộ không thể chỉ huy được các bộ phận trên cơ thể, gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt thể chất và trí tuệ cho người bệnh. 

Ngày nay, lứa tuổi mắc căn bệnh đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn nằm ở độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, chiếm đến 74,25%. 

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? 1 Đột quỵ và tai biến là một căn bệnh 

Đột quỵ có mấy loại? 

Đột quỵ do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Bởi vậy, dựa vào các nguyên nhân này mà người ta chia căn bệnh này thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể: 

Đột quỵ thể nhồi máu não 

Đây là loại đột quỵ thường gặp nhất, chiếm đến 80% các trường hợp mắc đột quỵ. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này là do trong não bộ xuất hiện các máu đông, khiến máu huyết đang lưu thông bình thường bị chặn lại và tắc nghẽn. Ngoài ra, huyết khối (máu đông) cũng có thể xuất hiện ở tĩnh mạch nhưng tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 1%. 

Bên cạnh đó, những trường hợp đột quỵ do rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, bóc tách động mạch cảnh và động mạch đốt sống cũng được xếp vào đột quỵ thể nhồi máu não. Tình trạng này lại càng phổ biến ở phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai thường xuyên, hoặc phụ nữ sau mang thai và sinh nở. 

Đột quỵ thể xuất huyết não 

Thể đột quỵ do xuất huyết não để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn rất nhiều so với thể nhồi máu não. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm đến 20% các trường hợp mắc bệnh. Chấn thương não bộ và khối u là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Mới đây, các bác sĩ cũng tìm thấy một nguyên nhân khác gây xuất huyết não tự phát, đó là bệnh mạch máu não amyloid. 

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? 2 Xuất huyết não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ hay tai biến

Cũng giống như nhiều căn bệnh khác, trước khi phát bệnh, cơ thể người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng đặc trưng. Đây là dấu hiệu cơ bản để bạn nhận biết nguy cơ đột quỵ của bản thân. Cụ thể: 

  • Yếu cơ, thường xuyên cảm thấy tê mỏi tay, chân, cơ hàm mặt và hàm; 
  • Mất thăng bằng cơ thể, cầm nắm đồ vật không chắc và không xác định được vị trí chính xác của đồ vật; 
  • Phản ứng chậm, khó nói, khó tư duy; 
  • Rối loạn nhận thức, lú lẫn, hay quên; 
  • Mắt nhìn mờ, thị lực giảm sút; 
  • Đau đầu, đau nửa đầu kèm theo chóng mặt, choáng váng, buồn nôn; 
  • Thường xuyên mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã hoặc tức giận. 

Nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ cao bị đột quỵ, bạn nên đến thăm khám ngay ở những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. 

Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? 3 Đột quỵ khiến cho người bệnh cảm thấy thường xuyên tê nhức tay, chân 

Đột quỵ và tai biến có phòng ngừa được không? 

Một tin vui cho người bệnh là đột quỵ và tai biến hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Theo chia sẻ của các bác sĩ, người có lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu đến 80% nguy cơ đột quỵ so với người bình thường. Vì vậy, để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau để phòng tránh đột quỵ: 

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất. 
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt như: Ngũ cốc, yến mạch,... vào bữa ăn hàng ngày. 
  • Thường xuyên kiểm soát cân nặng và đường huyết, tránh thừa cân, béo phì. 
  • Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. 
  • Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nước ngọt có gas và chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,... 
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc làm đông máu, thuốc tránh thai. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là làm xét nghiệm tầm soát bệnh tiểu đường. 
  • Với những người mắc các bệnh mãn tính như: Cao huyết áp, đái tháo đường,... bạn nên tuân thủ nghiêm khắc theo đơn thuốc của bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. 
Đột quỵ và tai biến có giống nhau không? 4 Tránh xa thức ăn nhanh chính là cách hiệu quả giúp bạn phòng ngừa đột quỵ 

Trên đây là lời giải đáp cho những câu hỏi thường gặp về đột quỵ và tai biến. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích trong phòng và chữa bệnh, để bạn duy trì được cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin