Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là bệnh gì?

Ngày 15/05/2024
Kích thước chữ

Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống đột ngột. Vậy đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên như thế nào?

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là một tình trạng khá phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng. Tình trạng này có thể là một tình trạng sinh lý bình thường, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ký liên quan đến sức khỏe.

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là bệnh gì?

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là tình trạng xảy ra khi thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh khiến cho tim không thể điều chỉnh việc bơm máu. Lúc này huyết áp hạ thấp xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây.

Sự thay đổi nhanh chóng về huyết áp sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy chóng mặt. Tình trạng này thông thường chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường.

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Cách khắc phục 2
Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt có thể là một trình trạng sinh lý bình hường 

Tuy nhiên nếu tình trạng chóng mặt do đứng lên ngồi xuống diễn ra thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau như rối loạn tiền đình, thiếu máu, hạ huyết áp tư thế đứng,…

Thiếu máu

Nguyên nhân đằng sau tình trạng đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt có thể liên quan đến thiếu máu. Thông thường khi bắt đầu đứng lên, máu từ chân phải vượt qua trọng lực để lưu thông lên tim. 

Tuy nhiên, nếu đứng dậy quá nhanh, tim sẽ không có đủ thời gian để điều chỉnh lưu lượng máu và áp lực máu trong cơ thể. Kết quả, máu không được cung cấp đủ cho não, điều này khiến hoạt động của bộ não trở nên trì trệ, gây ra hiện tượng choáng, buồn nôn, chóng mặt và mất thăng bằng.

Hạ huyết áp tư thế đứng

Hạ huyết áp tư thế đứng (hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế) là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt. Đây là một dạng của huyết áp thấp và thường phổ biến ở những người lớn tuổi.

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Cách khắc phục 3
Hạ huyết áp tư thế đứng có thể gây chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống 

Khi bị hạ huyết áp tư thế đứng, người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, chóng mặt và ngất xỉu hay thậm chí mất ý thức kéo dài từ vài giây đến vài phút sau khi đứng.

Rối loạn tiền đình

Một trong các nguyên nhân khác của tình trạng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống là do rối loạn tiền đình. Tiền đình là một hệ thống quan trọng trong việc duy trì thăng bằng của cơ thể, khi tiền đình bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng, chóng mặt, đau đầu và thậm chí là ngất xỉu.

Một số nguyên nhân khác gây chóng mặt:

  • Mất nước: Mất nước có thể làm giảm áp lực máu, dẫn đến hạ áp và chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống. Mất nước có thể xuất phát từ nguyên nhân do uống ít nước hay do phải ở ngoài trời nóng quá lâu hoặc vận động mạnh mà không kịp bù nước.
  • Bệnh về tim mạch: Các bệnh về tim mạch đều gây choáng khi đứng dậy do chúng ảnh hưởng quá trình cung cấp máu và oxy cho não.
  • Bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường, u não.

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt thì phải làm sao?

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân do đó người bệnh cần phải thăm khám bác sĩ để tìm ra các biện pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên để cải thiện tạm thời tình trạng trên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chẳng hạn như:

Giữ thăng bằng tại chỗ

Ngay khi bạn cảm thấy choáng khi đứng dậy, hãy cố gắng đứng yên tại chỗ, nhắm mắt lại và tìm một điểm cố định để vịn tay vào cho đến khi cơn chóng mặt qua đi. 

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Cách khắc phục 1
Khi bị chóng mặt nên đứng yên tại chỗ cho đến khi cơn chóng mặt qua đi 

Biện pháp này giúp hạn chế nguy cơ té ngã đồng thời giúp cho cơ thể có đủ thời gian để điều chỉnh lượng máu cung cấp cho tim và não.

Thay đổi tư thế từ từ

Nếu bạn đang ở tư thế ngồi và muốn đứng dậy, hãy đứng lên một cách chậm rãi. Điều này sẽ giúp cơ thể thích ứng dần với sự thay đổi và giúp máu lưu thông ổn định hơn, giảm nguy cơ chóng mặt.

Ngoài ra, người bệnh có thể uống một cốc nước ấm để kích thích tuần hoàn máu, từ đó cải thiện một cách tạm thời tình trạng chóng mặt và mệt mỏi.

Tuy nhiên, người bệnh cần phải thận trọng khi xuất hiện tình trạng chóng mặt kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, đau đầu dữ dội, mất khả năng di chuyển một bên chân hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác. 

Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ các bệnh lý tại hệ thần kinh, tim mạch, chuyển hóa hoặc não bộ. Trong trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp điều trị hiệu quả nhằm tránh những hệ lụy xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn sinh hoạt của người bệnh.

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là bệnh gì? Cách khắc phục 4
Bổ sung nước, vitamin B, C giúp phòng ngừa tình trạng chóng mặt

Do đó, để hạn chế tình trạng trên người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Bổ sung vitamin C: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm có thể cải thiện tình trạng chóng mặt rất hiệu quả.
  • Bổ sung vitamin B6: Vitamin B6 là dưỡng chất rất cần thiết giúp cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu, kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Từ đó cải thiện chứng chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống. Một số các loại thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, chuối, quả óc chó, cải bó xôi, bơ đậu phộng, các loại đậu,…
  • Bổ sung nước: Hãy đảm bảo uống đủ nước từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày chính là một cách đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả hạn chế tình trạng ngồi xuống đứng lên chóng mặt. Bổ sung đủ nước giúp máu lưu thông dễ dàng hơn từ đó làm giảm nguy cơ thiếu oxy đến não, giảm thiểu tình trạng choáng khi đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Làm xét nghiệm tổng quát để xác định bệnh lý gây ra tình trạng đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt như thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh Parkinson, hạ huyết áp,…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Hạn chế uống trà và cà phê bởi những đồ uống này làm ảnh hưởng đến hấp thụ sắt, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở tuổi dậy thì.

Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt là một một tình trạng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu xuất hiện liên tục tình trạng trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin