Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đứng dậy bị chóng mặt là vấn đề sức khỏe phổ biến mà rất nhiều người đều đã từng gặp phải. Tuy chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày và có thể ẩn chứa nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh tình trạng đứng dậy bị chóng mặt trong bài viết dưới đây nhé!
“Tại sao ngồi xuống đứng lên đột ngột thì lại bị chóng mặt? Đứng dậy bị chóng mặt là dấu hiệu của bệnh gì? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?”... Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Hầu hết chúng ta đều ít nhất một lần gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế quá nhanh, từ đang nằm sang ngồi dậy hoặc từ đang ngồi sang đứng dậy. Nguyên nhân là bởi việc thay đổi tư thế trong thời gian rất ngắn như vậy sẽ khiến trái tim không điều chỉnh kịp để bơm máu thêm, làm cho trong vòng 1 phần nhỏ của giây đó huyết áp bị giảm xuống đột ngột. Sự thay đổi nhanh chóng này làm lượng oxy và đường mà máu cung cấp đến võng mạc bị giảm xuống, võng mạc lúc này sẽ phát ra những tín hiệu lóe sáng bất thường hoặc đột nhiên tối sầm lại. Tuy nhiên, việc hoa mắt chóng mặt này chỉ diễn ra trong chốc lát sau đó lại trở về bình thường khi tim dần thích ứng và điều chỉnh lại huyết áp.
Chóng mặt cũng có thể xảy ra ở lứa tuổi dậy thì do cơ thể đang bị thiếu sắt trong thời kỳ tăng trưởng. Sắt có vai trò tổng hợp nên hemoglobin để vận chuyển oxy trong máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào hoạt động. Nếu cơ thể bị thiếu sắt, trẻ em ở độ tuổi dậy thì rất dễ bị mệt mỏi, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Tình trạng này thường gặp nhiều hơn ở các bé gái do bắt đầu có kinh nguyệt và cũng bắt đầu biết quan tâm đến vóc dáng của mình nên có thể có thói quen nhịn ăn, điều này làm tình trạng thiếu sắt càng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý kể trên, tình trạng đứng dậy dậy bị chóng mặt còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như rối loạn tiền đình, Parkinson, tiểu đường hay u não…
Tình trạng đứng dậy bị chóng mặt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ và tần suất gặp phải cao hơn bình thường:
Khi bị chóng mặt do ngồi dậy hay đứng lên đột ngột, bạn không nên tiếp tục thay đổi tư thế hay di chuyển mà hãy tìm cho mình một điểm tựa và chờ cho đi khi cơn chóng mặt qua đi để tránh bị té ngã hay chấn thương. Về lâu dài, để phòng ngừa tình trạng đứng dậy bị chóng mặt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
Đứng dậy bị chóng mặt có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là do các bệnh lý gây nên. Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng này vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Hãy chủ động phòng tránh và thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.