Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Người bệnh rối loạn mỡ máu có thể được tăng liều thuốc để đạt mục tiêu điều trị. Tuy nhiên, dùng statin cường độ cao có tốt không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tác động của thuốc trong quá trình điều trị bệnh nhé!
Sau một thời gian sử dụng, người bệnh mắc rối loạn mỡ máu có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định statin cường độ cao hơn để đạt mục tiêu chỉ số mỡ máu. Tuy nhiên, việc điều chỉnh liều lượng thuốc cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để đạt hiệu quả tối ưu.
Thuốc statin là một nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị rối loạn mỡ máu bằng cách giảm các mức độ cholesterol có hại trong máu. Trong một bộ xét nghiệm mỡ máu hoàn chỉnh, các chỉ số quan trọng bao gồm tổng cholesterol, LDL cholesterol (cholesterol "xấu"), HDL cholesterol (cholesterol "tốt") và triglycerides.
Cholesterol LDL, hay còn gọi là cholesterol "xấu", khi tích tụ trong thành mạch có khả năng gây ra các mảng bám và gây xơ vữa thành mạch, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.
Ngược lại, HDL cholesterol, hay cholesterol "tốt", có vai trò loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi cơ thể và bảo vệ sự khỏe mạnh của thành mạch. Triglycerides là chất béo trong máu được chuyển hoá từ năng lượng dư thừa trong cơ thể và có thể tăng cao do nhiều nguyên nhân như béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh và các thói quen sinh hoạt không tốt.
Vai trò chính của thuốc statin là giúp giảm cholesterol LDL. Statin hoạt động bằng cách ức chế enzyme HMG CoA reductase tại gan, enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol. Điều này dẫn đến giảm tổng hợp cholesterol trong cơ thể, làm giảm các mảng xơ vữa trên thành mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch và nhồi máu não.
Statin như rosuvastatin và atorvastatin được biết đến với khả năng giảm LDL mạnh hơn so với các loại khác như simvastatin, lovastatin, pravastatin hay fluvastatin. Tuy nhiên, phản ứng của mỗi người với từng loại thuốc có thể khác nhau, đôi khi một số bệnh nhân có thể cần sự kết hợp giữa statin và các loại thuốc khác như ezetimibe hoặc thuốc ức chế PCSK9 để đạt được mục tiêu điều trị.
Việc sử dụng statin để giảm mức cholesterol LDL cao là một phương pháp phổ biến trong điều trị rối loạn mỡ máu. Thông thường, để đạt được mức giảm LDL mong muốn, cần sử dụng rosuvastatin 20 mg/ngày hoặc atorvastatin 40 mg/ngày.
Vậy dùng statin cường độ cao hơn có tốt không? Đối với người châu Á như người Việt Nam, số liệu thống kê thường có đáp ứng tốt với liều thấp hơn so với người châu Âu. Do đó, rosuvastatin thường được khuyến cáo bắt đầu ở liều 5 mg/ngày đối với người châu Á. Tuy nhiên, liều dùng có thể điều chỉnh dựa trên đáp ứng cũng như khả năng dung nạp thuốc của từng đối tượng cụ thể trong quá trình điều trị.
Chính vì thế, một số người có thể đáp ứng điều trị tốt hơn với thuốc statin cường độ cao nhưng điều này cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa thông tiến trình theo dõi sức khỏe người bệnh trong suốt thời gian điều trị.
Bên cạnh đó, việc dùng statin chỉ là một phần của phương pháp điều trị. Các yếu tố khác quan trọng bao gồm chế độ ăn uống và tập luyện thể dục. Để tối ưu hóa tác dụng của statin, cần duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm ăn ít thịt đỏ, mỡ và các sản phẩm nội tạng động vật.
Thêm vào đó, việc duy trì hoạt động thể lực thường xuyên, thực hiện các hoạt động thể thao phù hợp sẽ giúp cải thiện chất lượng sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, hạn chế hút thuốc lá, giảm thiểu tiêu thụ rượu bia cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe tim mạch hay thể trạng tổng thể nói chung. Các biện pháp này giúp tăng cường hiệu quả của điều trị statin.
Thuốc statin là một phương pháp phổ biến để giảm cholesterol LDL và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, như bất kỳ loại thuốc nào, khi dùng statin cường độ cao cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, mặc dù thường là ít hơn so với các loại thuốc hạ mỡ máu khác. Các tác dụng phụ chính của statin bao gồm:
Trong các trường hợp gặp phải các tác dụng phụ này, bác sĩ thường sẽ xem xét điều chỉnh liều dùng statin, thay đổi loại statin hoặc điều chỉnh cách sử dụng thuốc để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
Thuốc statin là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị rối loạn mỡ máu bằng cách giảm cholesterol LDL trong máu. Việc sử dụng statin cần tuân thủ một số hướng dẫn cụ thể để đạt hiệu quả tối đa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Phần lớn cholesterol được tổng hợp vào buổi tối, do đó các loại statin có tác dụng ngắn như simvastatin thường được khuyến cáo sử dụng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Điều này giúp tối ưu hóa khả năng ức chế enzym HMG CoA reductase, làm giảm tổng hợp cholesterol tại gan.
Đối với các statin có tác dụng kéo dài như atorvastatin và rosuvastatin, thời điểm sử dụng trong ngày không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của thuốc. Bên cạnh đó, lovastatin tăng hiệu quả hấp thu khi dùng cùng bữa ăn, vì vậy nên sử dụng thuốc cùng với bữa sáng hoặc tối để đảm bảo khả năng hấp thu tối đa.
Về liều dùng statin sẽ phụ thuộc vào mức độ rối loạn mỡ máu của bệnh nhân kết hợp phản ứng cá nhân với thuốc. Thông thường, người bệnh bắt đầu với liều thấp, tăng dần dần tới statin cường độ cao theo chỉ định của bác sĩ để đạt được mục tiêu giảm cholesterol LDL mong muốn.
Tuy nhiên khi dùng statin cường độ cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, đau cơ, hiếm hơn là các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương cơ bắp hoặc viêm gan.
Cần chú ý đến tương tác thuốc khi sử dụng statin, đặc biệt là với các thuốc khác như fibrat, ezetimibe hoặc thuốc ức chế PCSK9 để tránh tác dụng không mong muốn.
Đồng thời, để tăng cường hiệu quả của thuốc cũng như hạn chế tác dụng phụ khi dùng statin cường độ cao, bệnh nhân nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm giảm thiểu đồ ăn giàu cholesterol và chất béo bão hòa, ăn nhiều rau quả, các loại thực phẩm giàu chất xơ.
Thực hiện các hoạt động thể dục đều đặn cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát rối loạn mỡ máu.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về việc dùng statin cường độ cao có tốt không. Quá trình sử dụng thuốc statin cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp điều trị khác để đạt được hiệu quả tối ưu và giảm thiểu tác dụng phụ có thể xảy ra. Lối sống lành mạnh kết hợp chế độ ăn uống cân bằng là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân điều trị statin.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.