Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đuối nước khô có nguy hiểm hay không? Cách xử trí đuối nước khô

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ

Đuối nước khô chắc hẳn là một khái niệm còn khá xa lạ với rất nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là một tình huống cấp cứu rất nguy hiểm thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Vậy đuối nước khô là gì? Làm thế nào để nhận biết đuối nước khô? Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Đuối nước khô có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên thường xảy ra hơn cả ở trẻ nhỏ do thiếu khả năng nhận biết cũng như cách xử trí tình huống. Cùng tìm hiểu cách xử trí cũng như cách phòng tránh đuối nước khô qua bài viết sau đây.

Thế nào là đuối nước khô?

Đuối nước khô là khái niệm dùng để mô tả tình trạng có nguy cơ tử vong do hít hoặc nuốt phải chất lỏng vượt quá thời gian 24 giờ mà không có dấu hiệu của khó thở. Thuật ngữ này dùng để mô tả các trường hợp hít hay nuốt phải chất lỏng, chất lỏng này kích thích thanh quản khiến thanh quản co thắt và đóng lại. Khi thanh quản co thắt sẽ làm cản trở đường dẫn khí dẫn tới quá trình thở trở nên khó khăn. Chất lỏng mà người bị nạn nuốt phải có thể xuất hiện ở một trong các vị trí không phù hợp như phổi, khu vực các xoang…

Đuối nước khô có thể gặp trong các trường hợp sau:

  • Chưa xuất hiện khó thở sớm hay có dấu hiệu bị thiếu oxy.
  • Có một lượng rất nhỏ thậm chí không hề có nước ở trong phổi.
  • Không ai biết người bị nạn đã hít phải, nuốt phải hay từng chìm trong nước.

Những biểu hiện của đuối nước khô đôi khi rất khó nhận biết, dễ bị bỏ qua dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời. 

Đuối nước khô có nguy hiểm hay không? Cách xử trí đuối nước khô 1 Đuối nước khô có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời

Biểu hiện của đuối nước khô là gì?

Phần lớn các dấu hiệu của đuối nước khô rất khó nhận biết, nhất là đối với trẻ em chưa có nhiều hiểu biết. Chính vì vậy, sau khi trẻ nhỏ ra khỏi khu vực có nước cần quan sát kỹ những biểu hiện của trẻ trong khoảng 1 giờ để xem trẻ có các biểu hiện và triệu chứng của đuối nước khô hay không.

Những biểu hiện của đuối nước khô có thể gặp là:

  • Do thanh quản bị co thắt làm cản trở đường thở nên sẽ xuất hiện ho liên tục, ho không kiểm soát.
  • Cảm giác tức ngực, có thể có khó thở tùy mức độ.
  • Có thể kèm theo choáng váng, chóng mặt.
  • Bên cạnh đó có thể xuất hiện buồn ngủ, chìm trong trạng thái mơ màng thiếu tỉnh táo.
  • Thấy rất khó khăn để nói chuyện, hay nói ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Miệng và mũi có thể xuất hiện bọt trắng hoặc hồng.
  • Nhịp thở bất thường, có thể thở nhanh nông, đôi khi lại thở chậm thậm chí là ngừng thở.
  • Tinh thần hoảng loạn, mất kiểm soát, cáu gắt vô cớ, mệt mỏi hay giảm năng lượng do não bị thiếu oxy.
Đuối nước khô có nguy hiểm hay không? Cách xử trí đuối nước khô 2 Ho là một biểu hiện thường gặp của đuối nước khô

Cách xử trí một trường hợp đuối nước khô

Ngay khi phát hiện ra người có một hay một vài dấu hiệu của đuối nước khô, bạn cần kêu cứu để nhận thêm sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh, gọi cấp cứu ngay bởi đây là một tình huống khẩn cấp, cần phải cấp cứu nhanh chóng và kịp thời nếu không nguy cơ tử vong là rất cao.

Tiếp đó bạn cần cố gắng giúp người bị nạn bình tĩnh, mục đích làm cho các cơ khí quản được giãn ra, giảm co thắt, từ đó giúp việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn.

Khi được đưa tới viện, sau khi qua tình trạng nguy kịch, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh chụp X-quang ngực thẳng và làm các xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán, kiểm tra đường hô hấp, nhiệt độ, nhịp tim, nồng độ oxy trong máu… Từ đó có hướng xử trí kịp thời và hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như suy hô hấp, ngừng tim, ngừng thở…

Đuối nước khô có nguy hiểm hay không? Cách xử trí đuối nước khô 3 Đứng trước một trường hợp đuối nước khô bạn cần gọi cấp cứu ngay

Nếu tình trạng của người bệnh ổn định dần, diễn biến bệnh dần tốt lên, chức năng hô hấp và các chức năng khác trở lại bình thường, người bệnh sẽ được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện từ 4 - 6 giờ tiếp theo để loại trừ các biến chứng có thể xảy ra muộn sau đó.

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu hay triệu chứng của đuối nước khô có thể tự suy giảm và biến mất, tuy vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đi kiểm tra, theo dõi chặt chẽ đề phòng các biểu hiện có thể xảy ra trong vòng 24 giờ để phòng các tình huống xấu có thể xảy ra sau đó.

Làm sao để phòng đuối nước khô?

Để phòng ngừa cũng như hạn chế nguy cơ đuối nước khô, nhất là ở trẻ em, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Luôn quan sát, theo dõi sát sao trẻ khi trẻ đang vui chơi ở khu vực có nước như: Bể bơi, công viên nước, các trò chơi ngoài biển…
  • Tuyệt đối không để trẻ đi bơi hay tắm một mình khi trẻ còn nhỏ mà chưa trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ bản về sơ cứu hay gọi người giúp đỡ khi bị đuối nước. 
  • Nhắc nhở và chỉ cho phép trẻ bơi và vui chơi trong khu vực đã có nhân viên cứu hộ theo dõi, quan sát và trợ giúp.
  • Trang bị cho trẻ và bản thân bạn đồ bảo hộ cũng như cứu hộ như: Áo phao, phao bơi, kính bơi…
  • Cho trẻ đi học ở các lớp kỹ năng bơi lội, kỹ năng sơ cứu khi bản thân hay ai đó gặp đuối nước giúp con an toàn hơn thi tham gia bơi lội.
  • Các bậc phụ huynh cũng nên tham gia các khóa đào tạo, các chương trình hướng dẫn sơ cứu cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi khi tham gia vui chơi, tắm ở các khu vực có nước.
  • Nếu như gia đình bạn có trẻ nhỏ, người lớn nên xây hàng rào bảo hộ chắn ở khu vực có bể bơi, ao hồ, cấm trẻ không tự ý bơi khi chưa được sự cho phép của người lớn, nhằm tránh trẻ bị đuối nước khô cũng như đuối nước ướt.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên tham gia các khóa học dạy sơ cứu các tình huống đuối nước như hồi sức tim phổi.
Đuối nước khô có nguy hiểm hay không? Cách xử trí đuối nước khô 4 Tham gia các khóa học sơ cứu góp phần quan trọng vào việc phòng đuối nước khô

Biện pháp cơ bản để phòng tránh đuối nước khô hoặc đuối nước ướt là các bậc phụ huynh cần chú ý phòng tránh, không nên để các con nhỏ đến các khu vực nước sâu như ao hồ, sông ngòi, bể bơi, biển hay để các con chơi một mình ở những khu vực nước ngay cả khi con bạn đã biết bơi.

Trong những tình huống nguy hiểm như đuối nước khô hay đuối nước ướt, cha mẹ hay người thân cần gọi người giúp đỡ, gọi cấp cứu, sơ cứu trẻ bị đuối nước khô hay ướt đúng cách và nhanh chóng, giúp trẻ qua cơn nguy kịch và đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để trẻ được xử trí kịp thời.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về hiện tượng đuối nước khô, biết cách nhận biết một trường hợp đuối nước khô cũng như cách xử trí khi đứng trước một trường hợp bị đuối nước khô. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin