Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao vào ban đêm là gì và làm cách nào để ngăn chặn tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo bài viết này nhé!
Đường huyết tăng cao vào ban đêm không phải là tình trạng hiếm gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Vậy nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng vào ban đêm là gì và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Đường huyết tăng cao vào ban đên là tình trạng thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Mặc dù vẫn giữ lối sống khoa học để cố gắng duy trì mức độ ổn định nhưng đôi khi vẫn khó tránh được trường hợp mức đường huyết tăng đột ngột vào những thời điểm nhất định trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm.
Đường huyết tăng cao vào ban đên là tình trạng thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường
Mức đường huyết tăng cao khi đạt trên 126 mg/dL (7,0 mmol/L) lúc đói hoặc trên 200 mg/dL (11,1 mmol/L) vào khoảng 2 giờ sau khi ăn. Tình trạng tăng đường huyết tăng cao vào ban đêm đột ngột thường xảy ra khi bạn đang thư giãn, nghỉ ngơi hoặc thậm chí là trong khi ngủ và có thể kéo dài cho đến tận sáng hôm sau khi bạn thức dậy.
Việc giữ mức đường huyết ổn định qua đêm sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn, sức khỏe tốt hơn và góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nếu lượng đường huyết tăng cao vào ban đêm, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng của tăng đường huyết, bao gồm:
Đôi khi, đường huyết tăng cao vào ban đêm sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hầu hết những người bị bệnh tiểu đường không thể tránh khỏi tình trạng đường huyết cao vào một số thời điểm trong ngày.
Tuy nhiên, đường huyết tăng cao liên tục trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chẳng hạn như gây tổn thương mạch máu và các dây thần kinh, gây các biến chứng nguy hiểm ở mắt, tim, thận và các cơ quan khác trên cơ thể.
Đường huyết tăng cao vào ban đêm sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Bên cạnh đó, mức đường huyết cao còn có thể gây nhiễm toan ceton do tiểu đường. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1 và có thể đe dọa đến tính mạng.
Tình trạng đường huyết tăng cao vào ban đêm thường xảy ra do một số nguyên nhân phổ biến như:
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào thời gian mà đường huyết tăng cao trong đêm. Cụ thể như sau:
Cách điều trị tình trạng đường huyết tăng cao vào ban đêm
Đối với một số người bệnh tiểu đường, một bữa ăn nhẹ lành mạnh có ít chất bột đường, giàu protein và chất béo lành mạnh trước khi đi ngủ có thể giúp ổn định lượng đường trong suốt đêm và tránh tình trạng tăng cao vào buổi sáng sớm. Hy vọng những chia sẻ về vấn đề đường huyết tăng cao vào ban đêm trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.