Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn nguyên nhân do đâu? Bố mẹ cần phải làm gì để khắc phục hiệu quả tình trạng này? Mời bố mẹ cùng tham khảo bài đọc dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này và có cách xử lý phù hợp nhé!
Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng và trăn trở không biết nguyên nhân do đâu. Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ nắm được nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý hiệu quả tình trạng trẻ 2 tuổi khó ngủ, cùng khám phá ngay nhé!
Thông thường, trẻ 2 tuổi sẽ cần khoảng 11 đến 14 tiếng mỗi ngày để ngủ. Việc con hay cử động cơ thể vào ban đêm được xem như một biểu hiện bình thường. Nhưng khi bé xuất hiện các biểu hiện dưới đây thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ không ngủ không ngon giấc như:
Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, ngủ không ngon giấc khiến các bố mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ khoa nhi, nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc vào buổi tối có thể do:
Bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới trong vận động và nhận thức. Khi ngủ, một số vùng vận động ý thức không bị ức chế hoàn toàn có thể khiến trẻ vô thức vận động tay chân (đập tay đập chân, lăn qua lăn lại) hoặc bộc lộ cảm xúc (la hét, cười, khóc).
Sau khi có các biểu hiện này, nếu bé vẫn trở lại giấc ngủ nhanh chóng thì đó là biểu hiện bình thường của sự phát triển. Theo các chuyên gia, não bé trong giai đoạn này vẫn chưa trưởng thành nên chưa thể điều khiển giấc ngủ kéo dài cả đêm, dẫn đến tình trạng trẻ ngủ lăn lộn, không ngon giấc.
Nếu trẻ không ăn đủ lượng vào bữa tối sẽ dễ cảm thấy đói vào ban đêm. Điều này khiến trẻ bị trằn trọc và thức giấc vào ban đêm. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy và chỉ cần dặm thêm cữ sữa trước khi đi ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Ngoài ra, việc không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ cũng sẽ làm cho con cảm thấy khó ngủ vào ban đêm. Giai đoạn 2 tuổi cũng là thời điểm con bắt đầu mọc răng và tập đi nên cơ thể cần được bổ sung nhiều vi chất hơn. Chẳng hạn như canxi, kẽm, magie, vitamin D,...
Trường hợp nếu bố mẹ nhận thấy trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn và khó đi vào giấc ngủ hơn thì có thể là biểu hiện của hồi quy giấc ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Bố mẹ sẽ dễ dàng nhận biết thông qua một số dấu hiệu như trẻ thức dậy đột ngột vào ban đêm hoặc dậy sớm hơn vào buổi sáng.
Giai đoạn này thường có chu kỳ giấc ngủ kéo dài khoảng 60 phút và sẽ chuyển sang chu kỳ khác. Trẻ thường sẽ bị thức giấc, trằn trọc và lăn lộn khó ngủ vào giữa chu kỳ.
Theo các chuyên gia, trẻ 2 tuổi sẽ cần ngủ khoảng 11 - 14 tiếng mỗi ngày (bao gồm giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ dài vào ban đêm). Do vậy, việc cho trẻ đi ngủ quá sớm vào buổi tối có thể khiến cho trẻ dễ bị cáu kỉnh và trằn trọc vào ban đêm.
Thông thường, giấc ngủ trưa của trẻ 2 tuổi chỉ nên kéo dài không quá 2 tiếng. Việc ngủ quá nhiều sẽ dễ khiến trẻ bị khó ngủ và trằn trọc vào ban đêm.
Khi trẻ 2 tuổi, bé đã có thể nhận thức được sự thay đổi về mặt cảm xúc và tâm lý. Do vậy, đôi khi có thể do con sợ phải ngủ một mình và thường hay thức dậy vào ban đêm để kiểm tra xem có bố mẹ ở bên cạnh không.
Bên cạnh đó, cơn ác mộng vào ban đêm cũng có thể khiến cho trẻ 2 tuổi bị quấy khóc và hoảng hốt, làm trẻ ngủ đêm không ngon giấc.
Trường hợp nếu đang gặp một số vấn đề về sức khỏe như sốt, đau bụng, mọc răng, đau răng, đầy bụng, táo bón, nhiễm giun, hội chứng ruột kích thích,... thì trẻ cũng dễ bị khó ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, môi trường ngủ không đảm bảo, giường nệm cứng hoặc đắp chăn quá dày cũng sẽ làm cho con ngủ không ngon giấc.
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, khó ngủ về đêm sẽ giúp bố mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời để giúp con ngủ ngon giấc hơn. Để giúp trẻ cải thiện chất lượng giấc ngủ, bố mẹ có thể:
Một giấc ngủ chất lượng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do vậy, bố mẹ cần chú ý theo dõi và không nên chủ quan khi trẻ có bất kỳ biểu hiện hoặc hành vị nào, đặc biệt với tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn. Hy vọng bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ có được giải pháp phù hợp nhất để khắc phục tình trạng này nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.