Gập ngón tay bị đau là do đâu và cách điều trị, phòng ngừa
Ngày 09/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Gập ngón tay bị đau là triệu chứng khá phổ biến. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy tại sao gập ngón tay bị đau và nên điều trị như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị, phòng ngừa nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
Gập ngón tay bị đau có thể hạn chế các hoạt động hàng ngày. Nếu bạn đang bị đau khớp, cứng khớp hay sưng tấy ở tay thì có thể tham khảo các cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gập ngón tay bị đau
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gập ngón tay lại bị đau, cần xem nhanh cấu trúc giải phẫu của các đốt ngón tay. Theo đó, đốt ngón tay là nơi hai xương ngón tay tiếp xúc với nhau và nơi ngón tay tiếp xúc với xương bàn tay. Mỗi bàn tay có 14 khớp, trong đó có 2 khớp ở ngón cái và 3 khớp ở các ngón còn lại.
Cấu trúc của khớp ngón tay tương đối phức tạp gồm xương, hệ thống dây thần kinh, cơ, gân, dây chằng đan xen vào nhau giúp các ngón tay có thể cử động. Vậy gập ngón tay bị đau là do đâu?
Một số nguyên nhân gây gập ngón tay bị đau thường gặp như là:
Chấn thương
Chấn thương là nguyên nhân chính gây đau khớp ngón tay như:
Ngoài đau khớp ngón tay, các triệu chứng do chấn thương rất khác nhau và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đặc biệt, biểu hiện đau khớp ngón tay sẽ tăng lên khi cử động, nhất là khi gập ngón tay.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây viêm nhiều khớp, trong đó có các ngón tay. Tình trạng này thường bắt đầu bằng dấu hiệu sưng đau ở các khớp nhỏ như ngón tay, sau đó tiến triển đến các khớp lớn hơn. Đặc biệt, triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở khớp ngón tay bao gồm:
Đau khớp ngón tay ở một hoặc cả hai tay.
Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng.
Viêm xương khớp.
Đau khớp ngón tay có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp hoặc bệnh thoái hóa khớp. Bệnh lý này liên quan đến quá trình lão hóa của cơ thể, xảy ra khi lớp sụn ở các khớp bị bào mòn, kết hợp với sự thay đổi của xương ngón tay theo thời gian. Viêm xương khớp ảnh hưởng đến tất cả các khớp trên cơ thể, bao gồm cả khớp ngón tay. Trong đó, chủ yếu là các khớp bàn tay - ngón tay và khớp liên đốt gần hoặc sưng viêm ở gốc ngón tay cái.
Các triệu chứng của viêm khớp ngón tay bao gồm:
Sưng khớp.
Đau khớp ngón tay.
Cứng khớp buổi sáng, đau khi gập các ngón tay.
Các ngón tay giảm tính linh hoạt.
Các cơ xung quanh yếu.
Di chuyển hoặc uốn cong ngón tay tạo ra âm thanh.
Một số nguyên nhân khác
Thiếu canxi: Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây loãng xương bao gồm cả các khớp ngón tay. Lúc này, xương ngón tay yếu hơn và hình thành gai xương, gây tê, cứng và đau các khớp ngón tay.
Loạn dưỡng cơ: Đây là một tình trạng di truyền làm tổn thương các sợi cơ, dẫn đến xương và khớp yếu đi và dẫn đến đau khớp ngón tay. Bệnh lý này thường tập trung ở người trung niên và người cao tuổi và gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Hội chứng ống cổ tay: Căn bệnh này thường gặp ở những người làm những công việc đòi hỏi phải thao tác ngón tay liên tục như nhân viên văn phòng làm việc với máy tính. Cơ chế gây ra hội chứng này là dây thần kinh bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay bị thu hẹp ảnh hưởng đến ngón tay với các triệu chứng đau, tê, sưng ngón tay và khó cầm nắm đồ vật.
Hội chứng De Quervain: Đặc trưng bởi tình trạng viêm gây đau ở các gân bên ngoài cổ tay khi gắng sức. Các triệu chứng bao gồm đau ở khớp cổ tay, cẳng tay và đau ở khớp ngón tay cái.
Cách chẩn đoán khi gập ngón tay bị đau
Gập ngón tay bị đau khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Triệu chứng phổ biến đầu tiên là đau từ nhẹ đến nặng ở khớp ngón tay. Cơn đau tăng lên khi cử động như uốn, gập, cầm đồ vật,... Ngoài cảm giác đau khi gập ngón tay, còn một số triệu chứng khác như:
Cảm giác tê và ngứa kèm theo sưng, nóng ở các đầu ngón tay, đặc biệt là về đêm hoặc sáng sớm.
Một số trường hợp đau khớp ngón tay có thể tự khỏi khi nghỉ ngơi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người bệnh nên đi khám để xác định chính xác nguyên và cách điều trị. Đặc biệt, khi gặp những tình trạng sau bạn nên đi khám sớm:
Xương ngón tay bị nứt, gãy hoặc trật khớp.
Tê ngón tay lan xuống bàn tay, cổ tay hoặc cánh tay.
Ngón tay sưng, đỏ.
Biến dạng ngón tay.
Bác sĩ có thể khám và chẩn đoán dựa trên nguyên nhân gây đau khớp ngón tay thông qua quan sát sau đó đề nghị một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán và loại trừ nguyên nhân gây đau ngón tay khi gập như chụp X-quang, CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), hút dịch khớp để xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
Điều trị và phòng ngừa tình trạng gập ngón tay bị đau
Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng gập ngón tay bị đau như sau:
Các biện pháp điều trị tại nhà
Đau khớp có thể được điều trị tại nhà bằng những cách sau:
Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các khớp bị viêm, sưng.
Hãy để các ngón tay của bạn được nghỉ ngơi và thư giãn bằng cách hạn chế đánh máy, viết hoặc các hoạt động dùng tay khác.
Sử dụng thuốc giảm đau.
Thực hiện các bài tập làm tăng lưu lượng máu đến sụn, tăng cường sức mạnh cho bàn tay và ngón tay, tăng khả năng cử động và giúp giảm đau. Một số động tác làm nóng và xoa dịu cơn đau khớp như cong ngón tay, nắm tay, uốn cong cổ tay, tạo chữ C hoặc O,...
Nếu tay đang bị đau, khó cử động do viêm khớp, lỏng dây chằng hoặc chấn thương, bạn nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp hoặc quấn băng.
Phòng ngừa tình trạng gập ngón tay bị đau
Các phương pháp sau đây có thể giúp kiểm soát cơn đau khớp ngón tay:
Đeo găng tay hoặc phương tiện bảo vệ tay khác khi làm việc.
Cho bàn tay thời gian nghỉ ngơi sau khi thực hiện các động tác gây áp lực lên khớp.
Kiểm soát lượng đường trong máu.
Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và uống thuốc bổ sung giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp ngón tay. Người bị viêm khớp ngón tay nên bổ sung các loại thực phẩm sau: Các loại cá, bơ, rau xanh, trái cây, gừng, trà xanh,... Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh nên tránh những thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo bão hoà, carbs tinh chế,...
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân gập ngón tay bị đau cũng như cách điều trị. Nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.