Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Gãy 1/3 dưới xương cẳng tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và biến chứng

Ngày 15/05/2024
Kích thước chữ

Gãy 1/3 dưới xương cẳng tay là chấn thương nghiêm trọng mà dễ gặp phải. Nhiều bệnh nhân cho biết họ gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống khi bị gãy xương cẳng tay. Đồng thời các bộ phận xung quanh vết thương cũng bị tác động liên đới. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nhiều biến chứng có thể xảy ra.

Gãy xương cẳng tay hoặc gãy 1/3 dưới xương cẳng tay là dạng gãy xương thường gặp với khoảng 15% người trưởng thành. Đồng thời trẻ nhỏ và người cao tuổi cũng có nguy cơ gặp chấn thương này do hệ xương còn yếu, loãng xương. Việc hiểu được nguyên nhân, cách điều trị có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi chấn thương. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin về loại chấn thương này cùng Nhà thuốc Long Châu nhé.

Nguyên nhân gãy 1/3 dưới xương cẳng tay

Xương cẳng tay hoặc xương cánh tay là một cấu trúc quan trọng của hệ thống cơ xương trong cơ thể. Loại xương này có hình trụ, phần đầu rộng hơn ở phía trên nối từ vai xuống khuỷu tay. Gãy xương cánh tay là tình trạng gãy phần xương trụ hoặc xương quay ở khuỷu tay. Đây là tình trạng chấn thương thường xảy ra, chiếm khoảng 3 - 5% trong tất cả các loại gãy xương. Trong đó, kiểu gãy điển hình nhất là gãy 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới xương cẳng tay. Cả hai trường hợp này đều đi kèm biến chứng thần kinh quay.

Gãy 1/3 dưới xương cẳng tay 1
Gãy 1/3 dưới xương cẳng tay ở trẻ em

Nguyên nhân gãy thân xương cánh tay thường rất đa dạng. Chúng có thể do chấn thương gián tiếp như chống tay, chống khuỷu tay khi ngã, co cơ,... Ngoài ra, gãy xương cánh tay cũng có thể xuất phát từ các chấn thương trực tiếp như tai nạn trong sinh hoạt, trong lao động, tai nạn giao thông,... Trong đó, các đường gãy sẽ phụ thuộc vào tác nhân gây chấn thương và mức độ lực tác động lên:

  • Các đường gãy ngang xuất hiện do chịu tác động từ lực uốn bẻ.
  • Tình trạng gãy chéo do xương chịu tác động từ lực vặn xoắn.
  • Gãy chéo có mảnh cánh bướm xuất hiện do sự kết hợp của lực vặn xoắn và uốn bẻ tác động.

Triệu chứng thường gặp khi gãy 1/3 dưới xương cẳng tay

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để nhận biết rõ tình trạng của vết thương. Một vài triệu chứng lâm sàng mà hầu hết các bệnh nhân bị gãy xương đều gặp phải là: Biến dạng cánh tay, cảm giác đau nhói và dấu hiệu lạo xạo xương tại vị trí gãy hoặc có cử động bất thường tại vị trí gãy,... Ngoài ra có các dấu hiệu tổn thương về thần kinh ít gặp như liệt vận động do mất khả năng duỗi khớp cổ tay, bàn tay và các ngón tay.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X - quang trên hai bình diện thẳng và nghiêng để xác định chính xác về vị trí, đường gãy hoặc hướng di lệch của vết thương. Nhiều trường hợp cần chụp CT, chụp MRI bổ sung để bác sĩ xác định được phạm vi ảnh hưởng của vết gãy. Từ đó đưa ra chẩn đoán đúng cho từng trường hợp chấn thương cụ thể.

 Gãy 1/3 dưới xương cẳng tay 3
Biến dạng cánh tay do gãy xương

Biện pháp điều trị và biến chứng

Các biện pháp điều trị gãy xương cánh tay hiện nay đã phát triển đa dạng và đem lại hiệu quả cao. Với sự phát triển của y học và các thiết bị hiện đại, những phương pháp như nắn xương, nẹp, bó bột, phẫu thuật hoặc cách sơ cứu gãy xương cẳng tay đều hỗ trợ làm giảm các các di chứng một cách đáng kể khi điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, gãy xương cánh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm nhiễm, thiếu máu, hoặc suy giảm chức năng cánh tay.

Biện pháp điều trị

Sau khi đã tiến hành chẩn đoán hình ảnh và xác định các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân khác nhau. Đồng thời kết hợp với luyện tập vật lý trị liệu để hỗ trợ hồi phục chức năng của cẳng tay. Có 2 phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay như sau:

Phương pháp điều trị bảo tồn

Phương pháp này không thể hỗ trợ hồi phục hoàn toàn chức năng của cẳng tay, bệnh nhân chỉ có thể gập góc ra trước 20 độ và gập vào trong 30 độ sau quá trình điều trị. Đồng thời quá trình điều trị cũng cần được theo dõi và giám sát thường xuyên mới có thể đem lại hiệu quả cao. Các liệu pháp có thể được áp dụng bao gồm:

  • Bó bột treo cánh tay;
  • Băng tam giác;
  • Nẹp và bó bột chữ U;
  • Bột ngực vai cánh tay;
  • Bao ôm cánh tay.

Phương pháp điều trị phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X - quang hoặc MRI để xác định vị trí, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của các vết nứt. Một vài phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng gồm:

  • Nối xương bằng cách cố định ngoài;
  • Mổ nối xương bằng nẹp vít;
  • Mổ nối xương đóng đinh nội tủy có chốt hoặc đinh phản hồi.
Gãy 1/3 dưới xương cẳng tay 4
Các biện pháp điều trị gãy xương cánh tay hiện nay

Biến chứng có thể gặp phải

Khi bị chấn thương gãy 1/3 dưới xương cẳng tay, người bệnh không chỉ cảm thấy đau đớn mà còn gặp những ảnh hưởng không mong muốn đối với khả năng di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên phần lớn nguyên nhân của gãy xương cẳng tay nói chung xuất phát từ chấn thương gián tiếp hoặc trực tiếp như co cơ, tai nạn giao thông,... Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh dễ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng sau này. Theo các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, nhiều bệnh nhân bị gãy xương cẳng tay có thể gặp các biến chứng khác nhau tùy vào từng giai đoạn.

  • Biến chứng sớm: Tổn thương động mạch cánh tay, khoảng 10 - 18% các bệnh nhân có thể bị liệt dây thần kinh quay.
  • Biến chứng muộn: Chèn ép thần kinh quay, hạn chế vận động khớp, khoảng 15% có khả năng không lành xương.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã tích lũy cho mình những kiến thức hữu ích về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị khi bị gãy 1/3 dưới xương cẳng tay. Vì xương cẳng tay đóng vai trò vô quan trọng trong sinh hoạt cũng như đời sống thường ngày nên các bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu trên để phát hiện và điều trị kịp thời. Nhà thuốc Long Châu chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.