Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương chày là tình trạng gãy xương phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Khi bị gãy xương chày, phương pháp điều trị thường gặp nhất là cố định xương bằng cách bó bột. Vậy gãy xương chày bao lâu thì tháo bột được?
Xương chày là xương lớn ở cẳng chân, đóng vai trò quan trọng trong việc đi lại và giữ thăng bằng. Khi xương chày bị tổn thương, cụ thể hơn là gãy xương chày thì đầu tiên, việc đi lại, sinh hoạt bình thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Thắc mắc được đặt ra nhiều nhất của bệnh nhân là gãy xương chày bao lâu thì tháo bột. Theo nhiều chuyên gia về y tế, điều trị chấn thương cho biết, việc gãy xương bao lâu thì tháo bột không thể xác định một cách cụ thể, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như:
Gãy xương chày bao lâu tháo bột được xác định tùy vào mức độ gãy xương
Để xương liền lại hoàn toàn thường mất ít nhất là 1 năm. Theo đó, trong thời gian bó bột, người bệnh cần thường xuyên tái khám định kỳ, xét nghiệm xương để biết rõ hơn tình trạng phục hồi cũng như gãy xương chày bao lâu thì tháo bột được.
Với trường hợp gãy xương chày nhẹ, thường là gãy xương chày kín thì phương pháp phổ biến nhất là bó bột cố định xương, kết hợp với nắn xương và uống thuốc giảm đau thời gian đầu, kích thích xương tái tạo và cuối cùng là tháo bột, tập luyện vật lý trị liệu. Câu hỏi gãy xương chày bao lâu thì tháo bột đã vừa được giải đáp phía trên. Dưới đây là một số lưu ý không nên bỏ qua khi bó bột xương cẳng chân, hỗ trợ cho quá trình điều trị cũng như phục hồi chức năng đi lại hiệu quả hơn.
Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra lại phần bó bột, nếu xảy ra tình trạng bột lỏng hoặc gãy, vỡ ở vị trí quan trọng, nên đến bệnh viện để trao đổi, tìm cách khắc phục với bác sĩ điều trị. Bởi bột có vấn đề có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến việc phục hồi, liền xương bị gãy.
Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với bột khi thực hiện bó bột, khi xảy ra phản ứng lạ cần báo ngay với bác sĩ. Nếu nhận thấy chèn ép trong quá trình bó bột, đặc biệt là thời gian đầu khi bó bột, người bệnh cần liên hệ đến bác sĩ điều trị để có phương án xử lý kịp thời.
Thời gian thực hiện bó bột, tốt nhất bệnh nhân tuyệt đối không nên đi lại bằng chân bị thương. Thay vào đó nên nằm nghỉ ngơi, vận động vặn người nhẹ nhàng với sự giúp đỡ của người thân hoặc điều dưỡng.
Ngoài tình trạng đi lại khi gãy xương chày, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày vì đây cũng là yếu tố tác động đến quá trình lành xương. Nên bổ sung thực phẩm giàu sắt, canxi, vitamin D, vitamin K, B6, B12,... vào thực đơn hàng ngày.
Trong quá trình điều trị, cần kiêng ăn các món ăn có nhiều dầu mỡ vì những thực phẩm này gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi, tái tạo tự nhiên của xương chày. Cà phê, trà đặc cũng nên loại bỏ khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, caffeine có trong cà phê, nước trà đặc có thể làm chậm hấp thụ canxi, cản trở làm lành xương.
Bổ sung vitamin K giúp tăng hấp thụ canxi tái tạo xương
Tuy gãy xương chày không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, cơ thể nói chung nhưng vẫn có khả năng để lại biến chứng nhất định, cụ thể như:
Khi bị gãy xương chày, một số biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân, đầu tiên phải kể đến các biến chứng ảnh hưởng đến toàn thân người bệnh như số chấn thương khi mất quá nhiều máu. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân bị gãy xương chày hở, xương đâm thủng da và gây tổn thương mô mềm, dẫn đến chảy máu. Đây cũng là tình huống rất thường gặp ở các bệnh nhân gãy xương chày do tai nạn giao thông hoặc các tai nạn có sự va chạm mạnh.
Ngoài sốc mất máu, người bệnh còn có khả năng bị tắc mạch máu do mỡ. Đây không phải biến chứng hiếm gặp khi các hạt mỡ ở tủy xương người bệnh thoát ra trong quá trình gãy xương tràn vào các mạch máu bị vỡ gây nên rối loạn tuần hoàn máu, tắc mạch máu. Nhiều trường hợp cũng ghi nhận biến chứng lâu dài với bệnh nhân bị gãy xương chày như loét điểm tỳ, viêm phổi, viêm đường tiết niệu do thời gian nằm quá lâu. Tỷ lệ người cao tuổi bị gãy xương chày xuất hiện biến chứng này cao hơn người trẻ tuổi và trẻ em.
Bên cạnh khả năng gây biến chứng lên sức khỏe toàn cơ thể thì biến chứng tại điểm bị thương cũng khá phổ biến. Đầu tiên phải kể đến biến chứng thương tổn mạch máu thần kinh khi tình trạng gãy xương chày gây ra tổn thương động mạch, gây ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh quan trọng, thường xảy ra khi gãy đầu trên xương chày.
Với người bị gãy xương chày kín nếu không được sơ cấp cứu kịp thời, đúng cách có thể khiến cho những đầu nhọn của xương bị gãy đâm vào da làm rách da, dẫn đến tổn thương mô mềm, mất máu,...
Gãy xương chày có thể dẫn đến biến chứng mất máu
Một trong những biến chứng thường gặp nhất sau 6 - 12 giờ sau khi gãy xương chày là chèn ép khoang. Biến chứng này có triệu chứng đầu tiên là đau nhức chỗ bị thương, cảm giác đau ngày càng tăng ở vùng bị thương hoặc xung quanh vùng tổn thương, có thể kèm theo cảm giác căng cứng ở vùng cơ bắp chân như có người bóp chặt đến bắp chân mình, lâu dần dẫn đến tê bì chân bị thương hoặc nặng hơn là mất cảm giác một vùng cẳng chân.
Tóm lại, trả lời cho câu hỏi gãy xương chày bao lâu thì tháo bột còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cách điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện sau quá trình điều trị. Vì vậy, khi muốn xương nhanh chóng lành lặn, người bệnh nên thường xuyên đi tái khám định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
Sau khi gãy xương chày có đá bóng được không?
Gãy xương mác nên mổ hay bó bột tốt hơn?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.