Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương hàm dưới là một loại chấn thương rất hay gặp, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hằng ngày của người bệnh. Dưới đây chính là tổng quan về tình trạng gãy xương hàm và phương pháp chăm sóc bệnh nhân đúng cách.
Gãy xương hàm dưới được xem như là một chấn thương hàm mặt rất hay gặp trên lâm sàng. Đây là một trong những cấp cứu ngoại khoa đặc biệt hay gặp do tai nạn giao thông.
Do đó, cần chú ý phát hiện kịp thời, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý nhất. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ trình bày vài nét về tình trạng gãy xương hàm dưới và phương pháp chăm sóc bệnh nhân đúng cách.
Xương hàm dưới thuộc nhóm xương có khả năng di động cao, hình dáng dẹt. Chất xương kiểu ngoài đặc trong xốp, bên trong xương có ống răng dưới. Xương cử động phụ thuộc vào lồi cầu và cổ lồi cầu nhỏ. Những vị trí yếu hơn và dễ bị tổn thương từ bên ngoài có thể kể đến là vùng răng cửa, lỗ cằm hoặc góc hàm, thậm chí có thể ở cả cổ lồi cầu.
Do đặc tính giải phẫu có nhiều cơ quan trọng vùng mặt bám xung quanh (như cơ nâng cằm và cơ hạ cằm) nên đối với trường hợp gãy xương hàm dưới rất xảy ra di lệch do cơ bị co kéo nhiều, dẫn đến quá trình điều trị phức tạp. Ngoài ra, xương hàm dưới cũng chịu sự chi phối của dây thần kinh răng dưới nên khi bị gãy có thể khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức và tê vùng môi, cằm.
Xương hàm dưới ở dạng xương dẹt với độ di chuyển cao
Gãy xương hàm có thể chia thành hai loại gãy phổ biến chính là gãy xương hàm dưới và gãy xương hàm trên. Trong đó, do xương hàm dưới có khả năng di động cao hơn cũng như nhiều điểm yếu nên chúng có tỷ lệ tổn thương cao hơn.
Gãy xương hàm dưới là tình trạng có sự gián đoạn về cấu trúc bình thường của xương hàm dưới. Gãy xương hàm dưới có thể chia thành 2 loại chính là gãy một phần xương và gãy toàn bộ xương, trong đó lại có thể phân ra thành nhiều nhóm nhỏ hơn như:
Gãy xương hàm dưới toàn bộ có thể là gãy một đường, hai đường, ba đường hoặc là gãy thành nhiều mảnh vụn.
Những vị trí gãy xương hàm dưới thường gặp
Gãy xương hàm dưới có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bệnh lý (như: ung thư, mất xương do nhiễm trùng), nhưng phần lớn là do nguyên nhân đến từ bên ngoài, có thể kể đến là:
Phần lớn các trường hợp gãy xương hàm dưới đều xảy ra ở đối tượng nam thanh niên từ 20 – 30 tuổi.
Tùy vào vị trí gãy, mức độ gãy cũng như thể trạng của người bệnh mà có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Tình trạng gãy xương hàm dưới
Những di chứng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh mà còn gây ra tác động sâu sắc tới hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Một số những biến chứng có thể gặp phải bao gồm:
Sưng đau phù nề vùng tổn thương là biến chứng thường gặp của gãy xương hàm dưới
Phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt:
Phòng tránh chấn thương do tai nạn giao thông:
Phòng tránh trình trạng gãy xương bệnh lý:
Phòng tránh biến chứng:
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình hồi phục:
Người bị gãy xương hàm dưới cần được áp dụng chế độ ăn lỏng
Có thể thấy rằng, gãy xương hàm dưới là một chấn thương tương đối nghiêm trọng. Có thể gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức khoẻ và tính thẩm mỹ của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của tình trạng gãy xương cần kịp thời thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Xem thêm:
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.