Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương sườn là một trong những chấn thương thường gặp nhất, xảy ra khi xương có dấu hiệu gãy, nứt hoặc vỡ. Vậy khi bị gãy xương sườn phải làm gì? Gãy xương sườn có đi được không? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé.
Xương sườn ở người có 12 cặp xương, tương đương với 24 chiếc xương sườn. Tuy nhiên số lượng này không cố định, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy cơ địa. Gãy xương sườn là chấn thương phổ biến và ít gây nguy hiểm nhưng không thể chủ quan, cần có cách điều trị khi gãy xương sườn thích hợp.
Khi gặp chấn thương do tai nạn hoặc tác động vật lý khiến khung xương sườn hoặc một vị trí xương sườn nhất định có dấu hiệu nứt, vỡ, gãy, đây được gọi là gãy xương sườn. Nguyên nhân thường gặp nhất là di chấn thương tai nạn hoặc khung xương sườn chịu tác động lực quá mạnh từ vật cứng.
Gãy xương sườn vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng
Những trường hợp gãy xương sườn nhẹ, xương không gãy hoàn toàn mà chỉ nứt hoặc vỡ, bệnh nhân sẽ không gặp nhiều nguy hiểm bằng việc xương gãy rời. Vậy gãy xương sườn phải làm gì? Khi nghi ngờ gãy xương sườn, người bệnh cần thực hiện sơ cứu, giữ tinh thần bình tĩnh, cố định vị trí chấn thương và tránh di chuyển nhiều.
Thông thường, với gãy xương sườn nhẹ, cách điều trị khi gãy xương sườn phổ biến là để xương tự lành, kết hợp với vật lý trị liệu, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để xương mau lành hơn. Nhiều người có thắc mắc gãy xương sườn có đi được không thì câu trả lời là có. Người bị gãy xương sườn vẫn có thể đi lại được bình thường, thậm chí là không nên nằm quá lâu, cần vận động, di chuyển nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.
Bạn cần nhận biết tình trạng gãy xương sườn từ sớm để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trường hợp xương sườn gãy rời, tăng khả năng làm rách, đâm thủng bộ phận nội tạng xung quanh như động mạch chủ, phổi, lá lách, gan,...
Các dấu hiệu nhận biết gãy xương sườn như:
Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện gần nhất để thực hiện kiểm tra sức khỏe, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh trường hợp biến chứng xấu xảy ra khi bị gãy xương sườn.
Điều trị gãy xương sườn như thế nào là tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, không có cách chữa trị cố định cho mọi tình trạng gãy xương sườn. Chính vì thế, khi nghi ngờ bản thân bị gãy xương sườn, đau ngực sau khi chấn thương, cần đến bệnh viện sớm nhất để thăm khám.
Khi này, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tình trạng gãy xương sườn thông qua các kiểm tra như:
Chụp CT giúp xác định mức độ tổn thương chính xác hơn
Vậy điều trị gãy xương sườn bằng cách nào? Cách điều trị khi gãy xương sườn như đã nói ở trên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng chấn thương cụ thể ở xương sườn, phổ biến nhất là điều trị bằng thuốc uống giảm đau, thuốc kháng sinh với trường hợp nhẹ hoặc cần phẫu thuật trong trường hợp nhất định.
Khi bị gãy xương sườn, vì đau đớn và lo lắng, nhiều người không giữ được bình tĩnh để xử lý kịp thời. Theo nhiều chuyên gia, bước sơ cứu, cố định xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc xương phục hồi sau này, hạn chế gãy xương sườn làm ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh.
Vậy khi bị gãy xương sườn phải làm gì? Bạn hãy cố gắng ổn định tinh thần và làm theo các hướng dẫn sau đây để sơ cứu cho người bị gãy xương sườn:
Cần gọi cấp cứu khi bị gãy xương sườn do tai nạn mạnh
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi gãy xương sườn phải làm gì. Khi gặp chấn thương, dù không nhận thấy đau đớn, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe, tình trạng xương sườn, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Xem thêm:
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.