Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chụp X quang phổi và tất cả những điều cần biết

Ngày 31/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chụp X quang phổi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện những vấn đề bất thường liên quan đến phổi. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật này.

Một trong số những kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong sàng lọc và phát hiện bất thường ở phổi là chụp X-quang phổi. Vậy kỹ thuật này là gì? Khi nào cần áp dụng? Cần lưu ý gì để kết quả chụp X-quang chính xác nhất? Kết quả X-quang phổi có ý nghĩa gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ.

Chụp X-quang phổi là gì?

Chụp X-quang ở phổi là kỹ thuật được bác sĩ chỉ định trong khi kiểm tra, sàng lọc và cần chẩn đoán các vấn đề hoặc bệnh lý có liên quan đến phổi. Đây là kỹ thuật dùng máy chụp X-quang được đặt trong một căn phòng được thiết kế chuyên biệt. Trong phòng có bóng phát tia X. Bóng này được gắn vào một cần kim loại lớn, có thể di chuyển. Người bệnh sẽ cần đứng trước một tấm chứa phim X-quang hoặc một đầu thu có khả năng lưu lại hình ảnh.

Khi kỹ thuật viên thực hiện thao tác chụp X-quang, các hình ảnh của cơ quan bê trong lồng ngực từ phổi, tim, xương, đường thở đều được lưu lại trên tấm phim X-quang. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh trên phim X-quang để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần chụp X-quang phổi nếu có nghi ngờ bệnh lý liên quan đến phổi. Hình ảnh chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách dễ dàng, toàn diện và chính xác hơn.

chup-x-quang=phoi-1.jpg
Phim X-quang là cơ sở tin cậy để bác sĩ đánh giá bệnh

Khi nào bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang phổi?

Không phải trong trường hợp nào các bác sĩ cũng chỉ định bệnh nhân chụp X-quang. Thông thường, bệnh nhân sẽ cần chụp X-quang ở phổi để giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh.

  • Trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ cần kiểm tra tim phổi.
  • Người có các triệu chứng tức ngực, khó thở, thở khò khè, ho kéo dài.
  • Nghi ngờ người bệnh bị tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi hay ung thư phổi.
  • Nghi ngờ bệnh nhân sau khi gặp tai nạn bị dập phổi, chấn thương lồng ngực.
  • Bệnh nhân bị nghi ngờ mắc lao phổi hay viêm phổi.
  • Với bệnh nhân đã mắc sẵn các bệnh lý liên quan đến phổi, kỹ thuật chụp X-quang giúp theo dõi tình trạng bệnh. Việc này nhằm đánh giá hiệu quả điều trị và có thể giúp bác sĩ thay đổi hướng điều trị trong trường hợp cần thiết.
  • Khi bệnh nhân bị nghi ngờ hoặc đã mắc bệnh lý về tim mạch cần kiểm tra, theo dõi cũng sẽ được chỉ định chụp X-quang phổi.

Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật chụp X-quang phổi

Giống như các kỹ thuật kiểm tra y tế khác, kỹ thuật chụp X-quang cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Có thể kể đến những ưu điểm nổi bật của việc chụp X-quang ở phổi như:

  • Kỹ thuật chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán bệnh không xâm lấn, không gây đau đớn.
  • Kỹ thuật này được thực hiện nhanh chóng, phim X-quang có ngay sau khi chụp, không cần chờ đợi lâu.
  • So với các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khác thì đây là phương pháp ít tốn kém hơn cả.
  • Về mặt chuyên môn, kỹ thuật chụp X-quang giúp bác sĩ nhìn thấy các tổn thương đủ lớn ở các cơ quan trong lồng ngực như phổi, bóng tim, xương thanh mực, đường thở, các mạch máu.
chup-x-quang-phoi-2.jpg
Chụp X-quang phổi có nhiều ưu điểm

Ngoài những ưu điểm trên đây, kỹ thuật chụp X-quang ở phổi cũng tồn tại hạn chế nhất định như:

  • Khó phát hiện được các tổn thương nhỏ hoặc các bệnh lý giai đoạn sớm.
  • Trong phim chụp X-quang, các tổn thương ở phổi nếu có sẽ dễ bị che bởi xương sườn hoặc bóng tim.
  • Có những tổn thương ở hai đỉnh phổi rất khó quan sát, chụp X-quang sẽ không phải kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tối ưu nhất.
  • Chụp X-quang giúp phát hiện tổn thương nhưng lại không thể phát hiện đặc tính bên trong tổn thương.
  • Phụ nữ mang thai không được chụp X-quang để tránh việc bức xạ của tia X sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Quy trình chụp X-quang phổi

Kỹ thuật chụp X-quang phổi sẽ được thực hiện trong một phòng được thiết kế chuyên biệt. Quy trình chụp X-quang được tiến hành lần lượt theo các bước sau:

  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thay trang phục phù hợp.
  • Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh đứng đúng vị trí để hình ảnh được thu vào máy một cách rõ nhất
  • Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân di chuyển đến vị trí và góc độ khác nhau. Nếu đứng chụp khó khăn, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm chụp.
  • Khi chụp phổi, bệnh nhân cần hít một hơi thật sâu và nín thở vài giây để hình ảnh đảm bảo độ rõ nét cao nhất.
  • Khi chụp X-quang xong, bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh trên phim X để chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Trường hợp chưa có kết luận chính xác, bác sĩ có thể chỉ định thêm các biện pháp hoặc kỹ thuật khác.
chup-x-quang-phoi-3.jpg
Bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn quy trình chụp X-quang

Sức khỏe có bị ảnh hưởng gì khi chụp X-quang phổi?

Về cơ bản, việc chụp X-quang phổi theo chỉ định của bác sĩ sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu tần suất và khoảng cách giữa các lần chụp hợp lý. Các tia X từ máy chụp X-quang sẽ xuyên qua các mô mềm và chất lỏng trong cơ thể. Nếu chụp X-quang với cường độ mạnh và tần suất dày đặc, khó tránh khỏi làm tổn thương và gây hại cho các cơ quan trong cơ thể.

Đây là lý do chụp X-quang cần có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được lạm dụng và tự ý chụp. Chỉ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm vì lượng tia X thấp. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có những tiêu chuẩn an toàn trong chụp X-quang để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trong trường hợp bắt buộc bệnh nhân phải chụp X-quang nhiều lần, sẽ có các thiết bị hỗ trợ giảm thiểu và ngăn chặn bớt tác dụng phụ của tia X.

Chụp X-quang phổi cần lưu ý gì?

Để có kết quả chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất và giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Nếu trước đó đã chụp X-quang, nên mang theo kết quả cũ để các bác sĩ so sánh, đối chiếu khi cần thiết.
  • Bệnh nhân nữ cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng mang thai hoặc nghi ngờ mang thai để bác sĩ có chỉ định phù hợp.
  • Khi chụp X-quang, bệnh nhân cần tuân thủ yêu cầu về trang phục của cơ sở y tế.
  • Hãy tháo bỏ tạm thời các vật dụng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng phim chụp.

Chụp CT và chụp X-quang khác nhau nhưng nhiều người lầm tưởng là một. Thực tế, chụp X-quang phổi khá đơn giản, chi phí lại thấp. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào người bệnh cũng không nên tự ý đi chụp X-quang để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm