Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ghép phổi là gì? Đây là kỹ thuật chuyển rời phổi người bệnh và thay bằng phổi của người hiến. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về kỹ thuật này cũng như yêu cầu đối với bộ phận phổi được hiến nhé!
Ghép phổi là một phẫu thuật phức tạp nhưng cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh lý phổi nặng. Để có thể thực hiện ghép phổi thành công, việc lựa chọn bệnh nhân phù hợp là rất quan trọng. Những tiến bộ trong lĩnh vực y học đã giúp cải thiện kết quả điều trị, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân đang phải đối mặt với các bệnh phổi nghiêm trọng.
Ghép phổi là gì? Đây là một trong những giải pháp cuối cùng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý phổi nặng không thể điều trị bằng các phương pháp y tế khác. Quy trình này bao gồm việc lấy bỏ phổi bị bệnh và thay thế bằng phổi khỏe mạnh từ một người hiến tạng.
Ghép phổi thường được chỉ định khi tình trạng của bệnh nhân đã tiến triển đến mức nghiêm trọng, không còn khả năng cải thiện sức khỏe qua các phương pháp điều trị thông thường, khi có hy vọng sống từ 12 đến 24 tháng nếu không thực hiện ghép phổi.
Các chỉ định ghép phổi thường gặp liên quan đến những bệnh lý nghiêm trọng làm suy giảm chức năng hô hấp, bao gồm:
Mặc dù ghép phổi có thể mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân, không phải tất cả những người mắc các bệnh trên đều cần đến phương pháp này. Đặc biệt, ghép phổi rất ít khi được chỉ định cho điều trị ung thư phổi, vì các yếu tố như tiên lượng cùng tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân thường ảnh hưởng đến quyết định này.
Ghép phổi là một phẫu thuật mang lại cơ hội sống cho bệnh nhân mắc bệnh lý phổi nặng. Một trong những yếu tố quyết định đến thành công của việc ghép phổi chính là nguồn gốc của phổi hiến tặng.
Trong thực tế, gần như tất cả các phổi hiến tặng hiện nay đều từ những người cho chết não nhưng tim còn đập. Điều này đảm bảo rằng phổi còn giữ được chức năng sống trong một thời gian nhất định, giúp tăng khả năng tương thích và hiệu quả sau khi ghép.
Gần đây, phổi hiến từ những người cho đã ngừng tim (người cho sau chết tim) đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Sự chuyển biến này xảy ra do nhu cầu về phổi hiến tặng ngày càng cao, trong khi nguồn cung từ người cho chết não ngày càng khan hiếm.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, việc ghép thùy phổi từ người lớn còn sống (thường là bố mẹ cho con) cũng được thực hiện. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra khi không có phổi hiến từ người đã chết sẵn có. Phẫu thuật này yêu cầu sự đồng thuận kết hợp với sự đánh giá kỹ lưỡng về sức khỏe của người cho để đảm bảo an toàn cho cả người hiến và người nhận.
Để đảm bảo sự thành công của ca ghép phổi, người hiến phải đáp ứng một số tiêu chí cụ thể:
Ghép phổi là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc các bệnh lý phổi nặng. Quy trình này bao gồm nhiều bước với phương pháp khác nhau, từ việc chuẩn bị tạng hiến đến các kỹ thuật phẫu thuật cụ thể.
Tạng hiến được chống đông, bảo quản trong dịch tinh thể lạnh chứa prostaglandin, sau đó được xả qua các động mạch phổi vào trong phổi. Việc làm lạnh tạng hiến có thể thực hiện tại chỗ bằng dịch muối đá tan chảy hoặc qua máy tim phổi nhân tạo, với kháng sinh dự phòng thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau đó, phổi hiến được sử dụng với các phương pháp ghép phổi sau đây:
Ghép một phổi là kỹ thuật phổ biến, trong đó yêu cầu mở ngực phía sau bên. Phổi của người nhận sẽ được lấy ra, đồng thời phế quản, động mạch phổi, cùng các tĩnh mạch phổi của phổi hiến tặng sẽ được nối với các đầu tương ứng của người nhận. Điểm nối phế quản cần được phủ bên ngoài bằng mạc nối hoặc màng ngoài tim để kích thích quá trình lành vết thương.
Ưu điểm của phương pháp cấy ghép nội tạng này bao gồm phẫu thuật đơn giản hơn, không cần sử dụng tim phổi nhân tạo và tránh phải chống đông toàn thân, điều này làm cho kỹ thuật này trở nên linh hoạt hơn về sự tương hợp kích thước.
Hơn nữa, phổi bên đối diện của người cho có thể được dành cho một người nhận khác. Tuy nhiên, nhược điểm của ghép một phổi là sự không tương thích về khả năng thông khí và sự tưới máu giữa phổi người nhận với phổi ghép, cùng với khả năng liền vết thương kém ở điểm nối phế quản.
Phẫu thuật ghép hai phổi yêu cầu mở ngực theo đường dọc xương ức hoặc đường ngang phía trước. Quá trình này tương tự như thực hiện hai lần ghép một phổi liên tiếp. Ưu điểm chính của phương pháp này là khả năng loại bỏ hoàn toàn cả hai phổi bệnh của người nhận, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cung khả năng hô hấp.
Tuy nhiên, nhược điểm chính là khả năng liền vết thương tại điểm nối khí quản thường kém, điều này có thể dẫn đến biến chứng sau mổ ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật.
Ghép tim - phổi là một phương pháp phức tạp, yêu cầu phải mở đường giữa ức với sự hỗ trợ của tim phổi nhân tạo. Quy trình này cần các điểm nối động mạch chủ, nhĩ phải và khí quản, trong đó khí quản được nối liền ngay phía trên điểm chia hai phế quản.
Các ưu điểm chính của phương pháp này bao gồm cải thiện chức năng mô ghép cùng khả năng liền vết thương tại điểm nối khí quản tốt hơn, nhờ có các nhánh vành phế quản trong khối tim phổi.
Mặc dù vậy, ghép tim - phổi có những nhược điểm như thời gian phẫu thuật lâu, nhu cầu phải có tim phổi nhân tạo, sự hòa hợp cao về kích cỡ giữa tạng hiến và người nhận, cũng như yêu cầu sử dụng đến ba tạng hiến từ một người cho.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về kỹ thuật ghép phổi. Các phương pháp ghép phổi, dù có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.