Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giấc ngủ ngon ngày càng trở thành “món quà” xa xỉ với nhiều người

Ngày 25/08/2021
Kích thước chữ

Giấc ngủ ngon không chỉ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn mà còn mang lại nguồn năng lượng tích cực để bắt đầu một ngày mới. Thế nhưng, do nhiều vấn đề khiến giấc ngủ ngon ngày càng trở thành “món quà” xa xỉ với nhiều người.

Người xưa có câu: “Ăn được, ngủ được là tiên”, chứng tỏ giấc ngủ đóng góp rất lớn trong việc giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Thế nhưng, thời gian ngủ lại ngày càng trở nên xa xỉ bởi vì chúng ta quá bận rộn với lịch trình hàng ngày hoặc bị stress bởi các mối quan hệ. Vậy làm sao để có một giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giấc ngủ ngon ngày càng trở thành “món quà” xa xỉ

Nhịp sống hiện đại hối hả, một giấc ngủ ngon ngày càng trở thành món quà xa xỉ khi chúng ta không phải cứ muốn là dễ dàng có được. Ngủ không còn là lựa chọn ưu tiên trong danh sách mà phải nhường vị trí ưu tiên cho công việc, các mối quan hệ và sở thích giải trí. Nhưng việc ngủ đủ giấc không chỉ tốt cho sức khỏe thế chất mà còn cả tinh thần, nó giống như thức ăn và nước uống vậy. Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể sửa chữa mô cơ, phục hồi năng lượng, duy trì các chức năng quan trọng và cho phép bộ não xử lý thông tin mới.

giac-ngu-ngon-ngay-cang-tro-thanh-mon-qua-xa-xi-voi-nhieu-nguoi

Giấc ngủ ngon ngày càng trở thành “món quà” xa xỉ

Nếu không được ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần, bao gồm cả việc làm suy giảm các hoạt động như khả năng tập trung, phản ứng, suy nghĩ rõ ràng và kiểm soát cảm xúc. 

Bệnh thiếu ngủ mãn tính còn làm tăng nguy cơ mắc các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và trầm cảm. Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật của cơ thể.

Cần phải ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

Thói quen ngủ và nhu cầu ngủ sẽ dần thay đổi theo từng độ tuổi. Theo khuyến nghị từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ (National Sleep Foundation), mục tiêu ngủ đủ tiếng thường sẽ theo gợi ý sau đây: 

  • Từ 6 đến 13 tuổi: 9 – 11 tiếng
  • Từ 14 đến 17 tuổi: 8 – 10 tiếng
  • Từ 18 đến 64 tuổi: 7 – 9 tiếng
  • Từ 65 tuổi trở lên: 7 – 8 tiếng

giac-ngu-ngon-ngay-cang-tro-thanh-mon-qua-xa-xi-voi-nhieu-nguoi-2

Thói quen ngủ và nhu cầu ngủ sẽ dần thay đổi theo từng độ tuổi.

Càng lớn tuổi, nhu cầu ngủ cũng ít hơn và dễ bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu sắc. Và trẻ nhỏ thường sẽ có nhu cầu ngủ nhiều hơn, nhiều trẻ thường vẫn sẽ ngủ đủ giấc với những giấc ngủ ngắn. 

  • Từ 3 đến 5 tuổi: 10 – 13 tiếng
  • Từ 1 đến 2 tuổi: 11 – 14 tiếng
  • Từ 4 đến 11 tháng tuổi: 12 –15 tiếng
  • Từ 0 đến 3 tháng tuổi: 14 – 17 tiếng

Trong 2 tháng đầu đời, trẻ sẽ chưa phân biệt được ngày và đêm nên sẽ khiến mẹ sau sinh rất vất vả khi phải tìm cách dỗ trẻ ngủ suốt đêm. Mẹ có thể tập cho trẻ thói quen ngủ buổi tối ngay từ 6 – 7 tuần tuổi bằng cách chuẩn bị phòng ngủ thoải mái, cho bé chơi vào ban ngày, massage cho bé…

Một số chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến khó ngủ có thể do một số yếu tố gây gián đoạn phổ biến như tiếng ồn, stress công việc và lịch trình bận rộn. Thế nhưng, nếu giấc ngủ của bạn thường xuyên bị xáo trộn thì đây sẽ là một dấu hiệu của hội chứng rối loạn giấc ngủ (sleep disorder). Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến như:

  • Mất ngủ (Insomnia): Dấu hiệu khi mắc chứng rối loạn giấc ngủ này là khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc do cả 2 nguyên nhân. 
  • Bóng đè (Sleep paralysis): Chứng rối loạn giấc ngủ có thể gây mất kiểm soát cơ bắp và chức năng tạm thời. Từ đó dẫn dẫn tình trạng bị bóng đè lúc cố gắng thức dậy, ngay trước hoặc sau khi hoặc ngủ thiếp đi.
  • Ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea): Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường sẽ có một số dấu hiệu dễ nhận biết như ngáy to, đau đầu và mệt mỏi vào buổi sáng.
  • Chứng ngủ rũ (Narcolepsy): Khi mắc chứng ngủ rũ thường sẽ đột nhiên cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay.
  • Hội chứng chân không yên (Restless leg syndrome – RLS): Dấu hiệu của người mắc hội chứng này là cảm giác cần phải di chuyển chân liên tục, ngay cả khi ngủ.
  • Mất ngủ giả (Parasomnias): Dấu hiệu thường là gây những chuyển động bất thường như ác mộng và mộng du có thể là triệu chứng khi ngủ đáng báo động rằng bạn bị mất ngủ giả.

Bên cạnh đó, các chứng rối loạn giấc ngủ có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn mà bạn nên tìm cách điều trị sớm.

Bí quyết để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn

Một giấc ngủ ngon sẽ “đánh lừa” được cơ thể và bộ não để có thời gian nghỉ ngơi lâu hơn và hồi phục nhanh hơn. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn ngủ ngon hơn: 

  • Tập thói quen ngủ đúng giờ: Tốt nhất nên đi ngủ và thức giấc vào cùng một khung giờ để tạo thói quen ngủ khoa học cho cơ thể. Và hãy cố gắng duy trì thói quen ngủ lành mạnh này ngay cả vào những kỳ nghỉ hay ngày cuối tuần.
  • Không ngủ chung với thú cưng: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ngủ chung với thú cưng sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhiều hơn và khiến chất lượng giấc ngủ thấp hơn.
  • Hạn chế uống caffeine vào buổi tối: Ngay cả khi uống vào ban ngày, chất kích thích cũng sẽ dễ gây mất ngủ vào ban đêm. Do đó, nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ caffeine nếu đang gặp tình trạng mất ngủ kéo dài.
  • Tránh sử dụng thiết bị điện tử: Nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ bởi ánh đèn sáng có thể sẽ kích thích não bộ của bạn khiến giấc ngủ trở nên khó ngăn hơn. Cũng nên hạn chế sử dụng điện thoại trước khi ngủ để tránh bị mất ngủ.

giac-ngu-ngon-ngay-cang-tro-thanh-mon-qua-xa-xi-voi-nhieu-nguoi-1

Bí quyết để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn

Trên đây là một số chia sẻ để giúp bạn có một giấc ngủ ngon và một số giải pháp giúp nó không còn quá xa xỉ với bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Giấc ngủ ngon