Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xơ gan là một loại bệnh mãn tính nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Hiện nay, số lượng người nhiễm xơ gan ngày càng tăng, dấy lên nhiều lo ngại. Do đó, bài viết sau đây sẽ giải đáp liệu bệnh xơ gan có lây không và cách phòng chống bệnh xơ gan hiệu quả nhất hiện nay.
Bệnh xơ gan hiện chưa có thuốc chữa trị. Vì vậy, chúng ta cần chủ động tìm hiểu về bệnh để chủ động phòng chống. Trước khi tìm hiểu bệnh xơ gan có lây không, chúng ta cần tìm hiểu xơ gan là gì và các nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ gan.
Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị thay thế bởi các mô sẹo, làm cho gan bị suy giảm chức năng thải độc và các chức năng quan trọng khác. Quá trình này diễn ra khi gan bị tổn thương do nhiều nguyên nhân và gan tìm cách tự hồi phục.
Xơ gan được chia thành 4 cấp độ, tùy thuộc vào mức độ hư hại. Giai đoạn cuối của xơ gan được gọi là xơ gan cổ trướng. Ở giai đoạn này, tình trạng sức khỏe của người bệnh rơi vào báo động và việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.
Để biết được xơ gan có lây không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây xơ gan.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B và viêm gan C là do virus. Hai loại virus này đều có khả năng gây phá hủy các tế bào gan, tạo điều kiện để hình thành mô sẹo dẫn đến xơ gan. Ngoài xơ gan, bệnh nhân bị viêm gan nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ung thư gan.
Các loại ký sinh trùng cũng có khả năng gây ra xơ gan bằng cách làm tổn thương các tế bào gan. Chúng có thể là ký sinh trùng sốt rét, sán lá gan, lỵ amip,...
Khi uống nhiều bia rượu, gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thải độc cho cơ thể. Đối với gan, bia rượu nồng độ cao là một loại thuốc độc. Người dùng nhiều bia rượu sẽ tự phá hoại lá gan của mình và dẫn tới xơ gan.
Ngoài ra, uống nhiều bia rượu còn gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ do bia rượu. Gan lúc này đã bị suy giảm chức năng, lâu dần tổn thương gan nghiêm trọng và hình thành các mô sẹo.
Nếu người bệnh vô tình tiếp xúc hoặc sử dụng thực phẩm bị nhiễm các chất độc như asen, thạch tín, cyanide,... sẽ làm cho gan bị tổn thương. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh trầm cảm, điều trị tiểu đường, cao huyết áp,... cũng gây tổn thương gan nếu bạn lạm dụng và không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tắc mật là hiện tượng mật bị ứ đọng trong gan. Các nguyên nhân gây tắc mật bao gồm: viêm tá tràng, viêm đường dẫn mật, teo ống dẫn mật bẩm sinh,... Người bị suy tim hoặc viêm tắc tĩnh mạch cửa gan cũng có nguy cơ cao bị xơ gan.
Người ăn uống quá nhiều đường và chất béo, ít vận động sẽ có khả năng cao bị gan nhiễm mỡ. Lâu dần, gan nhiễm mỡ sẽ phát triển thành xơ gan.
Bệnh xơ gan chỉ lây nếu như nguyên nhân dẫn đến bệnh là do virus và ký sinh trùng. Trong đó, virus gây bệnh viêm gan lây truyền qua 3 đường chính bao gồm:
Để phòng chống xơ gan hiệu quả, bạn cần phòng chống tác nhân gây ra bệnh bằng cách:
Trong giai đoạn đầu, mặc dù các dấu hiệu viêm gan chưa rõ ràng nhưng vẫn có các triệu chứng sau đây:
Ngoài ra, nữ bị xơ gan còn bị mất kinh hoặc vô kinh, nam có thể bị giảm ham muốn và ngực phát triển. Các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác. Do đó, bạn cần thăm khám y tế để được chẩn đoán chính xác.
Nếu bạn là người thường xuyên dùng bia rượu, thừa cân và ăn uống sinh hoạt không lành mạnh thì cũng cần kiểm tra sức khỏe để đề phòng xơ gan. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tính,... cũng là những đối tượng dễ bị xơ gan.
Bạn nên khám sức khỏe tổng quát mỗi 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm bệnh. Người bệnh xơ gan trong các giai đoạn đầu có thể chữa khỏi hoàn toàn và ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối.
Bài viết trên đã giải đáp bệnh xơ gan có lây không và cách phòng chống bệnh hiệu quả. Hi vọng các thông tin này có ích cho bạn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của mình.
Xem thêm:
Uyên Trương
Nguồn tham khảo: medlatec.vn, vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.