Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp chi tiết: Răng số 6 có thay không?

Ngày 16/04/2024
Kích thước chữ

Răng số 6 có vai trò quan trọng trong hoạt động nhai nuốt hàng ngày. Nhưng khác với răng cửa, răng hàm, răng số 6 bền và khó lung lay hơn. Vậy răng số 6 có thay không?

Răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn và hỗ trợ cho sự phát triển của hàm răng. Liệu răng số 6 có thay không? Nếu mất răng số 6, điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Răng số 6 là răng nào?

Răng số 6 là chiếc răng cối đầu tiên, chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc nhai thức ăn. Nó chịu lực nhai lớn nhất, giúp nghiền nhuyễn thức ăn trước khi đi vào dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Ngoài việc nhai, răng số 6 còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình khớp cắn. Vì vậy, việc giữ cho răng số 6 khỏe mạnh là bước quan trọng để có một hàm răng mạnh mẽ.

Răng số 6 có thay không? Giải đáp chi tiết
Hiểu rõ về răng số 6

Răng số 6 mọc khi nào?

Răng thứ 6 là chiếc răng vĩnh viễn mọc sớm nhất, thường là từ 6 đến 7 tuổi. Chiếc răng này thường mọc lên khi chưa có răng sữa nào thay thế, điều này khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn, nghĩ rằng đó là một chiếc răng sữa.

Vì thế, họ thường không quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày cho con, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng, viêm nướu, và các vấn đề khác.

Vị trí răng số 6

Để xác định vị trí của răng số 6, bạn có thể đếm từ răng cửa giữa (răng nằm chính giữa cung hàm, thẳng với đường sống mũi) vào hướng bên trong. Răng số 6 là chiếc răng nằm giữa răng số 5 và răng số 7.

Thường thì, mỗi người sẽ có đủ 4 chiếc răng số 6, chia đều ở mỗi phần tư của cung hàm với hình thức đối xứng nhau. Nghĩa là, răng số 6 ở phía trên sẽ đối xứng với răng số 6 ở phía dưới.

Răng số 6 có thay không? Giải đáp chi tiết 2
Vị trí răng số 6 ở đâu?

Răng số 6 có mấy chân?

Thông thường, răng số 6 ở hàm dưới có thường có 2 chân, trong khi răng số 6 ở hàm trên thì thường có đến 3 chân. Lý do cho điều này là bởi vì răng số 6 ở hàm trên thường phải chịu lực ăn nhai mạnh mẽ hơn, vì vậy cần phải mạnh mẽ hơn để đối phó.

Răng số 6 có thay không? Mất răng số 6 có mọc lại không?

Vậy răng số 6 có thay không? Một điều đặc biệt về răng số 6 là chúng chỉ mọc ra một lần trong suốt cuộc đời, không trải qua quá trình thay thế như các răng khác. Nếu răng số 6 gãy do bất kỳ nguyên nhân nào, chúng sẽ không mọc lại. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Hậu quả của việc mất răng số 6

Như đã đề cập trước đó, răng số 6 thường mọc khi răng sữa vẫn còn, điều này khiến nhiều phụ huynh bối rối và ít quan tâm đến việc chải răng hàng ngày của con.

Tuy nhiên, bỏ qua việc chăm sóc răng miệng có thể làm tăng nguy cơ mắc sâu răng, viêm tủy răng, thậm chí là mất răng sớm. Tình trạng mất răng số 6 sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

Ảnh hưởng đến ăn nhai và tiêu hóa

Răng số 6 đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Khi mất răng này, khả năng nghiền nát thức ăn giảm đi. Điều này khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn, gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, việc hấp thụ dinh dưỡng cũng giảm sút đáng kể.

Gây tình trạng xô lệch răng

Mỗi chiếc răng trên cung hàm giống như một phần của chuỗi, nó rất quan trọng để giữ cho các răng kề bên được kết nối chặt chẽ với nhau. Khi một chiếc răng bị mất, sự liên kết này bị đứt đoạn, tạo ra một khoảng trống mà các răng còn lại thường có xu hướng dịch chuyển vào, gây ra tình trạng răng xô lệch.

Ngoài ra, chiếc răng đối diện với chiếc răng mất cũng phải chịu đựng áp lực lớn. Ví dụ, khi mất một chiếc răng dưới như răng số 6, thì chiếc răng số 6 trên sẽ bắt đầu lùi vào vì không còn chiếc răng đối diện để hỗ trợ. Tình trạng răng xô lệch có thể dẫn đến các vấn đề như lệch khớp cắn, đau khi nhai, và sau này có thể gây đau khớp hàm.

Răng số 6 có thay không? Giải đáp chi tiết 3
Mất răng số 6 có thể gây ra tình trạng xô lệch răng

Tiêu xương hàm, lão hóa khuôn mặt

Xương hàm không chỉ giữ cho răng ổn định mà còn làm nền tảng cho cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng số 6, xương hàm tại vị trí đó không còn nhận được áp lực từ quá trình nhai, dẫn đến việc xương dần mất đi. Quá trình này diễn ra chậm và ban đầu khá khó phát hiện.

Chỉ khi tiêu xương hàm nặng, làm cho phần lợi lõm và teo lại, thì người ta mới có thể nhận ra bằng mắt thường. Khi đó, da ở vùng má và quanh miệng có thể xuất hiện nếp nhăn và chảy xệ, làm cho khuôn mặt trông già hơn nhiều so với tuổi thật.

Cần làm gì khi răng số 6 bị sâu vỡ mẻ

Răng số 6 bị sâu cần đi nha khoa nhanh để bác sĩ kiểm tra và chữa trị. Đừng để sâu nhiễm khuẩn xâm nhập làm tổn thương răng, gây viêm nhiễm. Phương pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào mức độ sâu của vết sâu, bác sĩ sẽ đề xuất liệu pháp an toàn và hiệu quả.

Trám răng

Đối với những trường hợp răng bị sâu nhỏ và chưa gây tổn thương nghiêm trọng cho men răng, phương pháp trám răng bằng composite là lựa chọn phổ biến. Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc làm sạch khu vực bị tổn thương, sau đó sử dụng vật liệu Composite để làm đầy thân răng. Vật liệu này có màu sắc tương tự như răng thật, giúp cải thiện thẩm mỹ.

Một trong những ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ mất khoảng 15 - 20 phút cho mỗi vị trí trám. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, có thể xảy ra hiện tượng màu trám bị thay đổi do thức ăn.

Bọc răng sứ

Trong trường hợp răng bị sâu mẻ nặng, khi vượt quá một nửa phần thân răng, việc hàn trám không hiệu quả do trám dễ bong tróc và không kết dính chặt với mô răng. Do đó, bác sĩ sẽ khuyến nghị bọc răng sứ cho bệnh nhân.

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu trên răng, sau đó tiến hành mài chỉnh răng để phù hợp với việc đặt mão sứ lên trên. Mão sứ sẽ đóng vai trò như "áo giáp" bảo vệ răng thật khỏi vi khuẩn và các yếu tố gây hại. Thời gian để hoàn tất quá trình bọc răng sứ là khoảng 2 - 4 ngày, yêu cầu tối thiểu 2 cuộc hẹn tại nha khoa.

Răng giả sứ được thiết kế để giống với răng thật về hình dáng và màu sắc, tạo ra một kết quả thẩm mỹ đẹp mắt. Đặc biệt, chúng còn giúp khôi phục khả năng nhai của người dùng. Tuổi thọ trung bình của răng giả sứ là từ 15 đến 20 năm, và có thể kéo dài hơn nếu được bảo quản và chăm sóc đúng cách.

Răng số 6 có thay không? Giải đáp chi tiết 4
Bọc răng sứ có thể là giải pháp hữu ích

Nhổ răng

Khi răng số 6 bị sâu nặng và viêm nhiễm nghiêm trọng và không thể điều trị, việc nhổ răng là cần thiết để chấm dứt cơn đau và ngăn chặn việc vi khuẩn lan sang các răng khác. Sau khi răng bị mất, việc trồng răng giả sớm là quan trọng để khôi phục về mặt thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, đồng thời giảm thiểu các vấn đề phát sinh do mất răng.

Vấn đề về việc có nên thay răng số 6 đã được trả lời trong bài viết. Bởi vì răng này chỉ mọc ra một lần trong đời và đóng vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn, nên khi bị tổn thương, cần phải đến nha khoa ngay lập tức. Nếu còn thắc mắc gì khác, hãy liên hệ với Nhà Thuốc Long Châu để được tư vấn chi tiết và chu đáo.

Xem thêm: Nhổ răng có được hút thuốc không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin