Khoai sọ là loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều tinh bột và chất xơ. Từ xa xưa, khoai sọ đã rất được ưa chuộng bởi hương vị hấp dẫn và những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe, trong đó có giảm cân. Biết lượng calo của khoai sọ có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng lý tưởng.
Khoai sọ bao nhiêu calo?
Để tính số calo trong khoai sọ, chúng ta phải tính dựa trên 100 gam khoai sọ rồi nhân với lượng ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g khoai sọ chứa 115 calo. Nhưng cách tính này chỉ áp dụng nếu bạn ăn khoai sọ hấp hoặc luộc. Lượng calo tăng lên nếu bạn nấu nó theo cách khác. Cần tính toán số calo trong khẩu phần ăn mà ta nạp vào mỗi ngày để có thể tạo ra chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Xem thêm: Ăn khoai môn có béo không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g khoai sọ chứa 115 calo Công dụng của khoai sọ với sức khỏe con người
Hỗ trợ tuần hoàn máu
Khoai sọ chứa một lượng lớn kali, có khả năng phân giải lượng muối dư thừa. Nhờ đó giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, hỗ trợ lưu thông mạch máu và ổn định hệ tim mạch. Không chỉ vậy, chất xơ trong khoai sọ còn làm giảm lượng cholesterol trong máu và giúp tim mạch khỏe mạnh, hạn chế các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Chất xơ trong khoai sọ còn làm giảm lượng cholesterol trong máu và giúp tim mạch khỏe mạnh, hạn chế nhồi máu cơ tim Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong khoai sọ cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Khoai sọ chứa nhiều chất dinh dưỡng và protein tốt cho sức khỏe. Do đó, khi đưa chúng vào thực đơn ăn kiêng của những người đang giảm cân sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu để từ đó không nạp thêm các calo dư thừa khác và làm tăng nguy cơ béo phì.
Khoai sọ tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến khích bà bầu nên bổ sung khoai sọ vào thực đơn hàng tuần. Bởi trong món ăn này có chứa các thành phần như protein, lipid, canxi, kali, sắt, vitamin C, B1, B2 và PP giúp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Ngoài ra, ăn khoai sọ giúp bà bầu còn tránh được các bệnh như mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, đau nhức xương khớp, huyết áp không ổn định,…
Khoai sọ tốt cho mẹ bầu và thai nhi Ngăn ngừa lão hóa sớm
Cơ thể phụ nữ sau 30 tuổi bắt đầu lão hóa khiến làn da sạm đen và các nếp nhăn dần hình thành. Có nhiều cách để làm chậm quá trình lão hóa, trong đó ăn khoai sọ là biện pháp an toàn, tiết kiệm nhưng không kém phần hiệu quả. Vì khoai sọ ít đường và không làm tăng lượng đường trong máu nên giúp giảm căng thẳng và giữ cho tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, thành phần có chứa chất chống oxy hóa có thể xử lý các gốc tự do và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Từ đó tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da, ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm.
Ăn khoai sọ có béo không?
Chắc hẳn sau khi có câu trả lời cho vấn đề khoai sọ bao nhiêu calo thì rất nhiều người còn thắc mắc vậy ăn khoai sọ có béo không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai sọ được coi là một loại thực phẩm chứa ít calo, khi nạp vào cơ thể chúng ta thường có cảm giác no nhanh hơn. Do đó làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm lượng calo từ các nguồn thực phẩm khác.
Do đó, câu hỏi đặt ra là ăn sọ có làm tăng cân không? Thì câu trả lời là không hề gây béo mà ăn khoai sọ còn giúp đạt được thành công trong quá trình giảm cân. Ngoài ra, trong khoai sọ còn chứa nhiều chất xơ giúp kích thích và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hao và đào thải mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là vùng bụng.
Những lưu ý khi ăn khoai sọ
Để các món ăn làm từ khoai sọ phát huy tác dụng và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng thì bạn cần để ý một số điều sau:
- Mặc dù khoai sọ không gây béo phì nhưng lượng ăn vào phải được kiểm soát. Nếu ăn khoảng 500g khoai sọ thì tức là bạn đã nạp vào cơ thể 575 calo. Mặt khác, quá trình giảm cân cho phép một người trưởng thành chỉ ăn khoảng 1800 - 2000 calo mỗi ngày. Lượng calo nên được phân bổ đều giữa các bữa ăn hàng ngày.
- Cắt bỏ những củ khoai sọ nảy mầm trong quá trình sơ chế vì chúng có nguy cơ gây ngộ độc tiềm ẩn.
- Không nên gọt bỏ lớp vỏ dày vì điều này sẽ làm mất đi một lượng lớn protein mà cơ thể cần. Ngoài ra, cần đeo găng tay khi gọt vỏ vì chúng gây ngứa trên làn da nhạy cảm.
- Ngâm kỹ khoai sọ sau khi gọt vỏ để giảm canxi oxalat trong khoai sọ.
- Người bị đờm không nên ăn khoai sọ, bởi nó làm tăng lượng chất nhầy khiến cổ họng khó chịu, quá trình lành vết thương chậm hơn.
- Người từng bị mề đay, hen suyễn, viêm mũi dị ứng không nên ăn khoai sọ.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai sọ và lưu ý không nạp quá 130g tinh bột mỗi ngày.
- Hạn chế cho trẻ ăn khoai sọ vì trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn yếu dễ gây đầy hơi, chướng bụng.
- Người đang bị gout nhất định không được ăn khoai sọ, vì lượng canxi oxalat làm bệnh trầm trọng hơn.
- Kết hợp chế độ ăn hợp lý và tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày.
Một số món ăn từ khoai sọ giúp giảm cân hiệu quả
Khoai sọ luộc
Khoai sọ luộc có vị ngọt mát, không làm tăng cân mà còn giúp kích thích đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa béo bụng. Nhờ cách chế biến đơn giản, bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để có một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng lại không gây thừa cân vào buổi sáng.
Khoai sọ luộc có vị ngọt mát, không làm tăng cân mà còn giúp kích thích đốt cháy mỡ thừa Thịt lợn kho khoai sọ
Kết hợp khoai sọ và thịt lợn để tạo nên món khoai sọ hầm thơm ngon. Hơn nữa, việc bổ sung khoai sọ vào chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp bạn tránh béo bụng và giúp thay đổi vị giác và làm bạn cảm thấy bớt nhàm chán hơn.
Kết hợp khoai sọ và thịt lợn để tạo nên món khoai sọ hầm thơm ngon Canh khoai sọ
Bạn có thể nấu món canh khoai sọ thơm ngon, bổ dưỡng. Món này ít calo nên bạn hãy cứ yên tâm là cân nặng sẽ ở mức ổn định nhé. Đồng thời, canh khoai sọ giúp giảm lượng calo và mỡ thừa trong cơ thể.
Canh khoai sọ giúp giảm lượng calo và mỡ thừa trong cơ thể Bài viết trên đây là những giải đáp chi tiết về vấn đề khoai sọ bao nhiêu calo và ăn khoai sọ có béo không. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao, bạn có thể bổ sung thực phẩm từ khoai sọ ít nhất 1 lần/tuần để tăng cường sức khỏe và có được cơ thể cân đối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự tìm hiểu và tham khảo thêm về cách tính calo để có thể cân đối mức calo nạp vào cơ thể hàng ngày, tránh tình trạng lên cân không mong muốn.
Xem thêm: 100g sầu riêng bao nhiêu calo?
Nga Linh
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp