Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ

Bệnh lý thoái hóa khớp gối là dạng viêm khớp ở đầu gối phổ biến nhưng với sự tiến bộ của y học hiện đại ngày nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị thoái hóa khớp gối.

Tình trạng thoái hóa khớp gối xảy ra khi bị mất cân bằng giữa việc tổng hợp và phân hủy sụn, xương dưới sụn ở khớp gối. Điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay đã được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại để chữa trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?

Khớp gối là khớp nối giữa 3 xương gồm xương đầu dưới xương đùi, đầu tiên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè ở đầu gối. Phần sụn khớp ở vị trí này có tác dụng bôi trơn để 3 xương vận động linh hoạt hơn, không bị ma sát vào nhau dẫn đến tổn thương. Vì là bộ phận quan trọng và chịu áp lực khá cao nên nguy cơ bị thoái hóa là rất cao.

Trước khi tìm hiểu cách điều trị thoái hóa khớp gối, người bệnh cũng cần nắm rõ thông tin chung về bệnh thoái hóa khớp gối là gì. Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương xảy ra trên bề mặt sụn khớp gối. 

Giải đáp: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào? 1
Thoái hóa khớp gối - Bệnh lý gây khó khăn trong vận động, đi lại

Theo thời gian, tình trạng sụn khớp bị bào mòn nhiều hơn nên không còn trơn mượt như trước nữa, thay vào đó là tình trạng xù xì, mỏng, yếu và không còn tính đàn hồi, không có tác dụng bảo vệ đầu xương.

Lúc này, lượng canxi tồn đọng ở khớp tạo nên những gai xương nhọn làm khớp bị biến dạng và không còn chức năng như trước. Tình trạng này được gọi là thoái hóa khớp gối.

Bệnh thoái hóa khớp gối do đâu?

Thoái hóa khớp gối và cách điều trị cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh, giải quyết được tác nhân gây bệnh mới có thể chữa dứt điểm được bệnh lý và cải thiện được sức khỏe một cách tối đa. Theo các chuyên gia, một số yếu tố gây bệnh thoái hóa khớp gối gồm:

  • Tuổi tác: Độ tuổi càng cao khớp càng dễ bị thoái hóa và suy giảm chức năng, khả năng tái tạo sụn khớp suy giảm nhiều hơn so với độ tuổi trẻ.
  • Di truyền: Người thân trong gia đình có tiền sử bị thoái hóa khớp gối thì nguy cơ bạn bị thoái hóa khớp gối cũng khá cao.
  • Nội tiết: Hội chứng tiền mãn kinh hoặc bệnh tiểu đường có thể làm nguy cơ mắc bệnh về xương khớp tăng cao, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.
  • Giới tính: Theo khảo sát, phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn các đối tượng khác, thậm chí cao hơn cả nam giới cùng độ tuổi.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng vượt ngưỡng lành mạnh, béo phì,... cũng là một trong những tác nhân khiến khả năng bị thoái hóa khớp gối tăng cao hơn.
  • Chấn thương: Tổn thương ở khớp gối và sụn khớp gối do chấn thương thể thao, té ngã,... cũng có thể gây nguy cơ thoái hóa khớp gối.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa,... cũng là một trong những tác nhân làm tăng tỷ lệ bệnh thoái hóa khớp gối.

Có thể điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

Cách điều trị thoái hóa khớp gối là một trong những vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay rất đa dạng và cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của bệnh nhân và các bệnh nền (nếu có). Sau đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối được dùng phổ biến hiện nay.

Kiểm soát cân nặng: Cân nặng chính là yếu tố tạo áp lực đối với khớp gối và sụn khớp nên nếu không giảm cân, giữ cân nặng ổn định thì việc điều trị thoái hóa khớp gối sẽ khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Bác sĩ thường khuyến các người bệnh thoái hóa khớp gối nên giảm cân lành mạnh, vừa hỗ trợ chữa thoái hóa khớp gối, vừa phòng tránh nguy cơ đái tháo đường, cao huyết áp,...

Giải đáp: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào? 2
Kiểm soát cân nặng qua ăn uống và tập luyện là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Tập thể dục: Hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp gối đều được tư vấn nên duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày từ 15 - 30 phút với những động tác nhẹ nhàng nhằm tăng tái tạo sụn khớp, thúc đẩy lưu thông máu và giảm đau do thoái hóa khớp gối gây nên. Những bài tập phù hợp cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối gồm bơi lội, đạp xe, thái cực quyền, tập yoga,...

Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Tác dụng nhiệt lên đầu gối là cách để điều trị thoái hóa khớp gối tạm thời, giảm nhanh cơn đau mỗi khi tái phát. Liệu pháp này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không còn bị cứng khớp nữa.

Xoa bóp: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thường bị co thắt các cơ xung quanh khớp gối nên khi các cơn co thắt xuất hiện bạn có thể mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng để cải thiện cảm giác đau, giảm căng cơ và tăng lưu lượng máu đến vùng khớp gối.

Chế độ dinh dưỡng: Các bác sĩ cho biết, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò hết sức quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp gối. Bệnh nhân cần tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng, tăng cường omega-3, vitamin C, beta caroten,... cho cơ thể.

Nẹp đầu gối: Một trong những cách điều trị thoái hóa khớp gối được dùng nhiều nhất hiện nay là nẹp đầu gối nhằm bảo vệ khớp gối khỏi tổn thương trong quá trình vận động, di chuyển. Ngoài ra còn rất nhiều dạng nẹp khác như nẹp để giảm đau, nẹp phục hồi chức năng khớp gối,...

Bên cạnh những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nêu trên, các bác sĩ cũng cân nhắc chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc giảm đau, tiêm nội khớp, phẫu thuật khớp gối,... cho người bị thoái hóa khớp gối để điều trị bệnh lý tùy theo nguyên nhân và thực trạng của bệnh. Để biết bản thân phù hợp điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào bạn cần đi khám sớm và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ điều trị.

Lưu ý khi điều trị thoái hóa khớp gối

Lựa chọn điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào, bằng phương pháp nào để hiệu quả và an toàn nhất với người bệnh là điều rất quan trọng. Chính vì vậy mà người bệnh được khuyến cáo cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau mỏi khớp gối thường xuyên, nhức khớp và nghi ngờ thoái hóa khớp gối. 

Giải đáp: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách nào? 3
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là yếu tố giúp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối bệnh nhân cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, ăn cân đối các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống, ăn thêm nhiều rau xanh và chất khoáng như canxi, magie, photpho,... và đặc biệt luôn uống nhiều nước trong ngày.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi của người bị thoái hóa khớp gối cũng cần đảm bảo cân bằng, tránh làm việc hoặc đi lại quá sức khiến khớp gối chịu nhiều áp lực và tổn thương nhiều hơn.

Mong rằng với bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn biết về điều trị thoái hóa khớp gối và những thông tin liên quan đến bệnh lý này. Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh nên tập thêm vật lý trị liệu trong khi điều trị để tăng khả năng phục hồi chức năng cho khớp gối.

Xem thêm: Cảnh báo biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin