Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Giải đáp thắc mắc: Bị quai bị có được gội đầu không?

Ngày 27/12/2018
Kích thước chữ

Bị quai bị có được gội đầu không? Hay khi mắc quai bị người bệnh có nên tắm gội không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Với biến chứng nguy hiểm, nên chăm sóc người bệnh quai bị cần những lưu ý riêng.

Chăm sóc người bệnh quai bị không phải là điều dễ. Nhiều gia đình phân vân không biết bị quai bị có được gội đầu không, bị quai bị có được tắm không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ và gợi ý về cách chăm sóc người bệnh quai bị hợp lý nhất.

Bệnh quai bị và một số đặc điểm

Trước khi giải đáp thắc mắc bị quai bị có được gội đầu không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin và đặc điểm của căn bệnh này. Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra, có tốc độ truyền nhiễm qua đường hô hấp nhanh chóng, nên khả năng mắc bệnh quai bị sẽ tăng cao đối với mọi đối tượng. Thực tế, bệnh quai bị không giới hạn ở một độ tuổi nhất định, trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 14 tuổi rất dễ mắc bệnh quai bị, đặc biệt do lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ,... Vẫn có một số trường hợp đặc biệt hơn, người lớn từ độ tuổi 18 đến 20 tuổi vẫn mắc bệnh quai bị.

Bị quai bị có được gội đầu không? 1
Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra, có tốc độ truyền nhiễm nhanh chóng

Vậy nên, bất kỳ đối tượng nào chưa tiêm vaccine phòng ngừa bệnh quai bị đều cần cẩn trọng vào cuối đông đang chuyển sang xuân, đây là lúc dễ bùng phát dịch quai bị nhất trong năm. Triệu chứng đặc trưng riêng biệt của bệnh quai bị:

  • Giai đoạn ủ bệnh khoảng 12 - 24 ngày, lúc này người bệnh chưa có triệu chứng nào về bệnh quai bị.
  • Sau giai đoạn ủ bệnh, người bệnh bắt đầu chán ăn, khó chịu, nhức đầu, có sốt.
  • Sau đó từ 12 - 24 giờ, tuyến nước bọt của người bệnh có biểu hiện bệnh, người bệnh sốt cao hơn, nhiệt độ có thể lên tới 39 - 40 độ C.
  • Người bệnh sốt từ 2 - 3 ngày, các tuyến sưng nặng và có thể kéo dài tới 7 ngày.

Bệnh quai bị không phải là một loại bệnh lý nặng, nhưng bệnh quai bị có thể chuyển biến sang viêm màng não, viêm não, viêm tụy, sưng viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,... Khi đó, những biến chứng này gây nguy hiểm trực tiếp lên người bệnh.

Khoảng 20% người bệnh là nam sau dậy thì gặp biến chứng là viêm tinh hoàn, thậm chí có trường hợp teo tinh hoàn. Đối với bệnh nhân nữ thì tình trạng viêm buồng trứng ít gặp hơn. Lưu ý, đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, khi mắc bệnh quai bị trong thời điểm này có thể sẩy thai hoặc thai nhi dị tật. Đối với phụ nữ tại 3 tháng cuối thai kỳ, bệnh quai bị có thể làm thai phụ sinh non hay thai chết lưu. Bệnh quai bị không nặng nhưng những biến chứng mà bệnh lý này để lại rất đáng chú ý.

Bị quai bị có được gội đầu không? 2
Bị quai bị khi mang thai 3 tháng cuối sẽ có thể sinh non hoặc thai chết lưu

Bị quai bị có được gội đầu không?

Để giải đáp cho thắc mắc bị quai bị có được gội đầu không, theo TS.BS Nguyễn kiên Cường, bác sĩ tại Viện Y học dự phòng Quân đội, Khoa Y học dự phòng cho biết, người mắc bệnh quai bị có thể gội đầu bình thường, cũng như câu trả lời cho thắc mắc bị quai bị có được tắm không. Bác sĩ khẳng định rằng người bệnh quai bị vẫn được tắm gội được bình thường. Tuy nhiên, thời gian tắm và gội cần tiến hành nhanh chóng, dùng nước ấm để tắm, tuyệt đối không gội đầu bằng nước lạnh. Lợi ích nhận được và lưu ý khi để người bệnh tắm rửa bao gồm:

  • Tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, chất bã nhờn tiết ra.
  • Khi người bệnh vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân thoải mái, nghỉ ngơi tốt hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh.
  • Kết hợp với vệ sinh cá nhân, gia đình hỗ trợ người bệnh bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt các loại thức uống chứa nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể người bệnh. Lưu ý, không lựa chọn loại trái cây có vị quá chua cho người bệnh sử dụng.
  • Người bệnh tắm gội bằng nước ấm, không nên ngâm bồn hay đứng tắm quá lâu. Khăn tắm nên sử dụng riêng, không dùng chung với các thành viên khác trong gia đình.
Bị quai bị có được gội đầu không? 3
Bị quai bị có được gội đầu không? Câu trả lời là có

Chế độ ăn uống dành cho người bị quai bị

Tốc độ hồi phục của người mắc bệnh quai bị phụ thuộc vào quá trình chăm sóc của gia đình. Chế độ ăn uống là một trong những vấn đề gia đình luôn thắc mắc và phân vân. Dưới đây là những loại thực phẩm người bị quai bị nên bổ sung và những thực phẩm bệnh quai bị nên kiêng.

Thực phẩm người bệnh quai bị nên bổ sung

Để bệnh có thể phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân quai bị nên bổ sung một số thực phẩm như rau xanh, trái cây. Lượng vitamin A, vitamin C trong rau củ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và nâng cao hệ miễn dịch cho người bệnh. Gia đình cũng có thể cân nhắc lựa chọn các loại nước ép, sinh tố trái cây cho người bệnh quai bị bổ sung hàng ngày như một cách để bù nước vì trong lúc bệnh diễn tiến có thể gây sốt và mất nước.

Người bệnh quai bị thường mệt mỏi, đau nhức và bị sốt, vì vậy nên cho họ ăn thức ăn ở dạng lỏng để dễ hấp thu hơn. Mặc dù ăn thức ăn ở dạng lỏng nhưng vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đảm cảm cân bằng dinh dưỡng. Gia đình có thể lựa chọn một số món ăn từ đậu, ngó sen, hạt sen để người bệnh tăng sức đề kháng tốt hơn.

Bị quai bị có được gội đầu không? 4
Người bệnh quai bị nên bổ sung cháo đậu xanh

Thực phẩm người bệnh quai bị nên kiêng

Trong thời gian mắc bệnh quai bị, những thực phẩm bệnh quai bị nên kiêng để bệnh tình không trở nên nặng hơn:

  • Thực phẩm có vị chua kể cả trái cây. Vị chua kích thích tuyến nước bọt người bệnh hoạt động, khi đó tuyến nước bọt sẽ sưng to, gây đau nặng hơn cho người bệnh.
  • Người bệnh quai bị nên kiêng thịt gà. Thịt gà chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, nhưng là một loại thực phẩm cứng và khó tiêu nên để người bệnh quai bị ăn thịt gà sẽ không tốt cho quá trình điều trị.
  • Thức ăn từ nếp người bệnh cũng cần kiêng không sử dụng. Vì khi ăn món ăn từ nếp cần nhai, việc nhai thức ăn làm quai hàm người bệnh sưng lên, gây đau đớn nặng nề cho người bệnh.
  • Đồ ăn cay nóng, đồ tanh, đồ chứa nhiều gia vị người bệnh quai bị cũng cần tránh xa. Những thực phẩm cay, chứa nhiều gia vị nóng kích thích tuyến nước bọt. Thực phẩm tanh như hải sản hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng vì gây khó chịu tại đường tiêu hóa.
Bị quai bị có được gội đầu không? 5
Bệnh nhân quai bị cần tránh xa thực phẩm chua, cay để tránh kích thích tuyến nước bọt

Bệnh quai bị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên mọi đối tượng nên cân nhắc việc phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vaccine quai bị và tránh xa các tác nhân gây bệnh, đặc biệt lưu ý với trẻ em và phụ nữ mang thai.

Người bệnh bị quai bị có được gội đầu không và chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh quai bị đã được đề cập trong bài viết trên. Gia đình cần tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để hỗ trợ người bệnh đạt hiệu quả điều trị và nhanh chóng khỏi bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm