Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với người lớn tuổi, những thay đổi về nhịp tim có thể là dấu hiệu của những vấn đề liên quan đến tim mạch cần được chữa trị. Vậy bao nhiêu là nhịp tim bình thường của người già? Có cách nào kiểm soát nhịp tim ở người lớn tuổi không?
Nhịp tim là thông số đầu tiên cảnh báo về tình trạng sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe của người già luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Các bệnh lý hoặc những bất thường về tim mạch sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là tính mạng người già. Vậy nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu?
Trước khi tìm hiểu về nhịp tim bình thường của người già, ta hãy tìm hiểu về cách xác định nhịp tim ở người cao tuổi. Hiện nay, có rất nhiều cách để để đo nhịp tim của người già, nhất là các thiết bị giúp đo nhịp tim một cách chính xác, thuận tiện và nhanh chóng.
Trong trường hợp không có các các thiết bị đo nhịp tim, bạn vẫn có thể đo nhịp tim bình thường của người già bằng cách thủ công như sau:
Với vị trí bẹn, cổ dưới hàm hoặc ngực thì cũng có thể áp dụng cách đo nhịp tim tương tự. Thời điểm tốt nhất để đo nhịp tim cho người già cũng như người bình thường là vào mỗi buổi sáng sớm sau khi mới thức dậy.
Chú ý: Nhịp tim bình thường của một người dù là lớn tuổi hay còn trẻ đều có thể thay đổi liên tục trong 1 ngày. Chẳng hạn như chỉ số này có thể tăng lên nhanh chóng khi chúng ta vận động nhiều hoặc bị căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi,…
Đối với người trưởng thành có sức khỏe tốt và chưa quá lớn tuổi thì nhịp tim bình thường sẽ dao động từ 60 đến 100 nhịp/phút. Điều này có nghĩa là khi tim đập quá chậm hoặc quá nhanh so với khoảng này thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy các vấn đề liên quan đến sức khỏe mà bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Vậy nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu? Bởi vì nhịp tim có sự thay đổi khác nhau nên chỉ số này ở người lớn tuổi sẽ không giống với người trẻ tuổi. Cụ thể:
Chỉ số nhịp tim bình thường của nam giới lớn tuổi:
Chỉ số nhịp tim bình thường của nữ giới lớn tuổi:
Như vậy, đến đây bạn đã có lời giải đáp cho việc: Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu. Nếu nhận thấy chỉ số này vượt ngoài mức an toàn thì tốt nhất nên đưa các cụ đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Nút xoang chính là nút điều khiển của nhịp tim và cơ quan này cũng có nhiệm vụ làm cho sự xung động lan khắp cơ tim nhanh chóng qua những hệ thống dẫn truyền. Nhờ cơ chế này mà bốn buồng tim mới có thể hoạt động nhịp nhàng với nhau. Tuy nhiên, với những người lớn tuổi, sự lão hóa đã khiến cho hệ thống dẫn truyền và cả các nút xoang bị xơ hóa, cấu trúc của tim cũng bị biến đổi nên chức năng của bộ phần này sẽ không còn tốt như lúc trẻ. Vì điều này đã khiến cho nhịp tim người già rất dễ bị rối loạn nhịp tim.
Mặt khác, nút xoang và hệ dẫn truyền còn bị ảnh hưởng xấu bởi sự xơ vữa, chai cứng của hệ thống tuần hoàn nuôi tim mạch. Đây cũng là yếu tố khiến cho tần số co bóp tim của người già không đều, bị nhanh hoặc chậm hơn so với lúc trẻ. Nhìn chung, rối loạn ở người lớn tuổi luôn khởi phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự lão hóa. Vì vậy, đối tượng này cần được đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày để tránh được những biến chứng về tim mạch.
Có một trái tim khỏe mạnh với nhịp đập bình thường là điều mà ai cũng muốn, nhất là người già, bởi vì tim được coi là cơ quan thiết yếu nhất để duy trì sự sống của con người. Để có được trái tim khỏe mạnh, người già cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường của cơ thể và kịp thời điều trị. Bên cạnh đó, các cụ cũng cần duy trì một lối sống khỏe mạnh, chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã nắm được các thông tin về nhịp tim bình thường của người già. Mọi người hãy cố gắng thường xuyên kiểm tra nhịp tim của các cụ để có thể kiểm soát, phòng tránh và kịp thời khắc phục các bệnh lý về tim mạch cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.