Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi tiến hành nâng mũi, ngoài việc vệ sinh mũi sạch sẽ, cẩn thận, bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày giúp mũi nhanh chóng phục hồi. Vậy sau khi nâng mũi ăn bắp cải được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Bắp cải không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng, mà còn chứa nhiều chất ngừa ung thư, viêm loét dạ dày, chống táo bón, tiểu đường,... Đặc biệt hơn, đối với người vừa thực hiện phẫu thuật nâng mũi khá e ngại khi bổ sung thực phẩm cho thực đơn, vậy "sau nâng mũi ăn bắp cải được không?".
Bắp cải hay còn được biết đến với tên khoa học là Brassica oleracea thuộc nhóm Capitata, họ mù tạt Brassicaceae. Bắp cải thuộc loại cây thân thảo có thân khá to và cứng. Lá bắp cải xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá có màu lục nhạt. Ngoài ra, cây bắp cải vào năm thứ hai sẽ có hoa, hoa màu vàng, ra thành từng chùm trên ngọn.
Hàm lượng vitamin K có trong bắp cải có vai trò hỗ trợ máu đông đúng cách, giúp xương chắc khỏe. Do vitamin K tan trong chất béo, thế nên khi chế biến bắp cải, bạn cần phải đảm bảo nguồn chất béo trong chế độ ăn uống nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ.
Bắp cải chứa nhiều chất xơ góp phần thúc đẩy vào quá trình nhu động ruột giảm các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Thế nhưng, với một số người, hợp chất lưu huỳnh có trong bắp cải sẽ gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Vì thế nên, bạn chỉ nên tiêu thụ bắp cải ở mức độ vừa phải.
Bắp cải chứa nhiều vitamin C thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, làm chậm quá trình lão hóa da, cải thiện tình trạng răng và tóc hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin C còn hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm mức độ nghiêm trọng viêm nha chu, hấp thụ sắt và các chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, một số nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng vitamin C có vai trò quan trọng trong việc chống tia cực tím.
Chất chống oxy hóa trong bắp cải khá dồi dào, vì thế nên nhiều hộ gia đình lựa chọn sử dụng bắp cải là thực phẩm tốt cho hệ tim mạch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quercetin và kaempferol có trong bắp cải xanh và chất cyanin trong bắp cải tím sẽ góp phần thúc đẩy chức năng tim thêm khỏe mạnh, ngăn bệnh tiểu đường.
Bắp cải chứa nhiều giá trị dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể giúp cải thiện sức khỏe tổng quan. Uống nước ép bắp cải mỗi ngày giúp ngăn ngừa, chống lại các mầm bệnh tiềm ẩn có hại.
Với đặc tính giàu chất chống oxy hoa, bắp cải có chứa một trong những chất chống oxy hóa nổi tiếng là indole-3 carbonite, giúp thải độc gan thêm phần khỏe mạnh.
Các chất chống oxy hóa có trong bắp cải sở hữu nhiều đặc tính nổi trội giúp ích cho sức khỏe. Tiêu thụ bắp cải giúp chống lại stress oxy hóa mãn tính. Nhờ vào đó giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư.
Bắp cải chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần và không chứa bất kỳ loại chất béo và calo dư thừa. Do đó, uống nước ép bắp cải thường xuyên sẽ hỗ trợ giải độc cơ thể khỏi những yếu tố độc hại, giảm cân hiệu quả.
Để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi, bạn cần nên dùng các loại rau củ sau như: Khoai tây, củ cải trắng, cà rốt, súp lơ, bắp cải, ớt chuông, bông cải xanh,... vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Đây là nhóm thực phẩm giàu hàm lượng vitamin, vừa tốt cho sức khỏe vừa dễ ăn. Chúng hỗ trợ hạn chế các cơn đau trong quá trình ăn uống, đồng thời bắp cải còn là một trong những thực phẩm giảm sưng và tái tạo da hiệu quả.
Những dấu hiệu sau đây thường sẽ xảy ra trong thời gian 1 tuần sau khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi:
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung "sau khi nâng mũi ăn bắp cải được không?". Hy vọng rằng qua những giải đáp trên, bạn sẽ hiểu biết thêm nhiều lợi ích tiềm ẩn của bắp cải đối với sức khỏe. Đồng thời, sau khi nâng mũi bạn cần nên bổ sung nhiều nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin giúp giảm sưng và tái tạo da nhanh chóng. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để học hỏi thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!
Tuyết Trâm
Nguồn tham khảo: vtc.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.