Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thừa sắt là tình trạng có quá nhiều sắt trong cơ thể. Do đó, điều quan trọng là giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt và tăng lượng thực phẩm ít chất sắt trong chế độ ăn uống. Vậy nên ăn gì để giảm tình trạng trạng ferritin? Hãy đọc bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời bạn nhé.
Nhiều người vẫn không biết nên ăn gì để cải thiện sức khỏe khi cơ thể thừa sắt hay chính là ăn gì để giảm ferritin. Điều này càng nguy hiểm hơn, bởi việc không kiểm soát được nguồn cung cấp sắt từ cơ thể có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh thừa sắt hay quá tải sắt là hiện tượng khi cơ thể nhận được quá nhiều sắt do hấp thụ từ việc ăn uống hàng ngày. Việc hấp thụ quá nhiều như vậy sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong máu và cơ thể không đào thải được lượng sắt dư thừa. Sắt có thể tích tụ trong các cơ quan quan trọng như gan, tim và tuyến tụy. Điều này gây ra stress oxy hóa và dẫn đến các biến chứng lâu dài như bệnh gan, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, suy giáp,... Có nhiều cách để giảm lượng sắt trong cơ thể khi bị thừa sắt và một trong số đó là điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn. Biết những loại thực phẩm nên ăn và những loại thực phẩm nên tránh sẽ giúp giữ cho mức độ sắt của bạn bình thường và ngăn ngừa các biến chứng. Thừa sắt được chia làm hai loại:
Bệnh thừa sắt thường xảy ra ở những người sau:
Chúng ta đã có những thông tin cơ bản về tình trạng thừa sắt, vậy liệu nên ăn gì để giảm ferritin? Một số gợi ý như sau có thể giúp ích cho bạn.
Trong tình trạng thừa sắt, lượng sắt dư thừa làm tăng stress oxy hóa và hoạt động của các gốc tự do gây tổn hại DNA. Chất chống oxy hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị hư hại do stress oxy hóa. Trái cây và rau củ là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C và flavonoid. Một số khuyến nghị về chế độ ăn uống đối với tình trạng thừa sắt khuyên bạn nên tránh các loại rau giàu chất sắt, nhưng trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng cần thiết. Các loại rau giàu chất sắt như cải ngọt, rau bina và các loại rau xanh khác chỉ chứa sắt không phải heme. Sắt không phải heme được hấp thụ kém hiệu quả hơn sắt heme, vì vậy những người bị thừa sắt vẫn có thể ăn rau.
Ngũ cốc và các loại đậu chứa chất ức chế hấp thu sắt, chủ yếu là axit phytic. Ở một số người, chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt các khoáng chất như canxi, sắt hoặc kẽm. Tuy nhiên, axit phytic rất hữu ích cho những người bị thừa sắt, vì hợp chất này giúp cơ thể không hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm.
Trứng là nguồn cung cấp sắt non-heme rất tốt, vậy nên trứng là lựa chọn tốt cho những người bị thừa sắt. Lòng đỏ trứng chứa một loại phosphoprotein gọi là phosphite. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phosphite có thể cản trở sự hấp thụ sắt và các khoáng chất khác. Trong một nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con chuột ăn protein có trong lòng đỏ trứng có khả năng hấp thụ sắt thấp hơn so với những con chuột ăn protein có trong đậu nành hoặc protein có trong sữa.
Cả trà và cà phê đều chứa tanin, còn được gọi là axit tannic, là hợp chất thuộc nhóm polyphenolic. Tanin trong trà và cà phê có thể làm giảm hấp thu sắt. Do đó, những người bị thừa sắt nên đưa hai loại đồ uống này vào chế độ ăn uống của mình.
Mặc dù nhiều loại thực phẩm giàu chất đạm cũng chứa một lượng lớn chất sắt, chẳng hạn như thịt và hải sản, nhưng điều này không có nghĩa là nên loại bỏ hoàn toàn protein khỏi chế độ ăn hàng ngày, bởi vì chất đạm là một chất dinh dưỡng cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh và là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Chọn các nguồn protein ít chất sắt, chẳng hạn như thịt gà, cá ngừ hoặc thịt nguội, và các nguồn protein từ thực vật, chẳng hạn như đậu và các loại hạt.
Thịt đỏ ví dụ thịt bò là một trong những nhóm thực phẩm chứa nhiều sắt nhất, dạng sắt trong thịt cũng là sắt heme nên cơ thể hấp thu rất tốt. Người bị thừa sắt vẫn có thể ăn thịt đỏ nhưng nên ăn ít hơn, chỉ khoảng 170 - 250 gam mỗi tuần. Ngoài ra, thịt đỏ nên được ăn cùng với thực phẩm làm giảm hấp thu sắt, chẳng hạn như thực phẩm giàu canxi.
Mặc dù hàm lượng sắt trong hải sản không quá cao nhưng người bị thừa sắt nên hạn chế ăn hải sản sống, đặc biệt là các loại động vật có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò, ốc,... Vibrio vulnificus (V.vulnificus) là một loại vi khuẩn được tìm thấy ở vùng nước ven biển có thể lây nhiễm cho động vật giáp xác sống trong khu vực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắt cần thiết cho sự lây lan của V. vulnificus. Vì vậy, những người có hàm lượng sắt cao, chẳng hạn như những người bị thừa sắt, nên tránh ăn động vật có vỏ sống. Bạn có thể tham khảo những biểu hiện thừa sắt để có thể xác định xem cơ thể có đang gặp phải tình trạng này hay không.
Uống nhiều rượu sẽ gây hại cho gan. Tình trạng quá tải sắt cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tổn thương gan. Vì vậy, rượu chỉ nên được sử dụng ở mức độ vừa phải. Nếu bạn đã có vấn đề về gan do dư thừa sắt, bạn nên bỏ rượu hoàn toàn.
Nhiều loại thực phẩm được tăng cường chất sắt và các vitamin, khoáng chất khác như canxi và kẽm trong quá trình sản xuất để cải thiện giá trị dinh dưỡng của chúng. Khi cơ thể bạn đang bị thừa sắt thì việc ăn những thực phẩm này sẽ làm tăng lượng sắt trong máu của bạn. Vì vậy, khi mua hàng, bạn nên đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác và tránh các sản phẩm có chứa sắt.
Như vậy với bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc ăn gì để giảm ferritin. Tuy nhiên, vấn đề này thực sự khá khó để làm rõ. Vì có nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt tự nhiên nhưng khi vào cơ thể, chất này lại có tác dụng ức chế quá trình hấp thụ sắt. Vì vậy, trong trường hợp thừa sắt, bạn có thể tham khảo những thực phẩm trên để dễ dàng bổ sung vào thực đơn của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.