Cà chua là một loại thực phẩm quen thuộc, dễ ăn, bổ dưỡng và lành mạnh. Đây là loại trái cây được mọi người ưa chuộng bởi cà chua giá rẻ, chứa hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và vitamin rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Cà chua không chỉ là nguyên liệu trong chế biến các món nấu chín hàng ngày mà còn có thể ăn sống.
Ăn sống cà chua nhiều người thường thắc mắc có nên ăn hạt cà chua? Ăn hạt cà chua có tốt không?
Giá trị dinh dưỡng đến từ cà chua
Trước khi tìm hiểu xem ăn hạt cà chua có tốt không, ta sẽ tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng đến từ quả cà chua. Trong quả cà chua, hàm lượng chiếm tỷ lệ cao nhất là 95% nước, 5% còn lại chủ yếu là carbohydrate và chất xơ. Trong 100 gam cà chua sống bao gồm: 18 kcal, 0,9 gam đạm, 2,6 gam đường, 3,9 gam carb, 1,2 gam chất xơ, 0,2 gam chất béo,...
Giá trị dinh dưỡng của quả cà chua
- Carb trong cà chua có chứa: Đường đơn, ví dụ như glucose và fructose, chiếm khoảng 70% hàm lượng carb.
- Chất xơ: Mỗi trái cà chua cỡ trung bình cung cấp khoảng 1.5 gam chất xơ. 87% là chất xơ không hòa tan (hemicellulose, cellulose và lignin).
- Vitamin và khoáng chất: Vitamin C, Kali, Vitamin K1, Folate (vitamin B9),...
Cà chua chứa các hợp chất thực vật khác
Thành phần vitamin và các hợp chất thực vật có trong quả cà chua có thể khác nhau tùy thuộc vào giống cây, môi trường sống,... Các hợp chất thực vật chính có trong cà chua là:
- Lycopene: Có sắc tố đỏ, có vai trò như chất chống oxy hóa.
- Beta carotene: Chất chống oxy hóa có tác dụng làm cho thực phẩm có màu vàng hoặc cam, beta carotene còn được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể.
- Naringenin: Hợp chất flavonoid này được tìm thấy có trong vỏ cà chua, đã được nghiên cứu là có tác dụng giảm viêm và bảo vệ chống lại các bệnh khác nhau khi nghiên cứu trên chuột.
- Axit chlorogenic: Một hợp chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng làm giảm huyết áp ở những người có mức huyết áp cao.
- Chất diệp lục và carotenoid (như lycopene) là yếu tố có tác dụng tạo nên màu sắc phong phú cho quả cà chua. Khi quá trình chín bắt đầu, chất diệp lục (màu xanh lá cây) dần bị phân hủy và carotenoid (màu đỏ) được tổng hợp.
Lycopene carotenoid có nhiều nhất trong cà chua chín và được tìm thấy có nồng độ cao nhất trong vỏ cà chua. Quả cà chua càng có hàm lượng lycopen nhiều thì quả càng đỏ.
Các sản phẩm từ cà chua, ví dụ như: Nước sốt cà chua, nước ép cà chua, bột cà chua đều là nguồn thực phẩm chứa nhiều lycopene nhất trong chế độ ăn uống của người phương Tây, cung cấp đến 80% lycopene trong chế độ ăn uống tại Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống của bạn có thể tác động mạnh đến sự hấp thụ lycopene. Dùng các hợp chất thực vật này kết hợp cùng chất béo có thể giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ lycopene lên đến 4 lần. Tuy nhiên, không phải cơ thể nào cũng có khả năng hấp thụ lycopene với tỷ lệ giống nhau.
Lợi ích sức khỏe mà cà chua mang lại
Bây giờ ta sẽ tìm hiểu xem ăn cà chua có tác dụng gì, trước khi tìm hiểu xem ăn hạt cà chua có tốt không. Khi ăn cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua thường xuyên sẽ giúp làn da khỏe hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và ung thư.
Sức khỏe tim mạch
Bệnh tim bao gồm đau tim và đột quỵ, là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Nghiên cứu được thực hiện ở nam giới ở tuổi trung niên đã tìm thấy mối liên quan giữa mức độ lycopene và beta-carotene trong máu thấp với việc tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Lợi ích của cà chua là giúp bổ sung lycopene để giúp giảm cholesterol LDL - điều này giúp mang lại sức khỏe cho tim mạch.
Cà chua tốt cho sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu lâm sàng về các sản phẩm cà chua đã chứng minh rằng chúng giúp chống lại chứng viêm và các dấu hiệu của stress oxy hóa. Ngoài ra, thành phần các chất có trong cà chua cũng giúp bảo vệ lớp bên trong của mạch máu và làm giảm nguy cơ đông máu.
Ngăn ngừa ung thư
Ung thư là do các tế bào bất thượng phát triển không kiểm soát, chúng sẽ lan rộng ra ngoài ranh giới bình thường và thường xâm lấn đến các bộ phận khác của cơ thể. Các nghiên cứu quan sát đã chứng minh được mối liên hệ giữa cà chua hay các sản phẩm từ cà chua và tỷ lệ mắc ung thư phổi, tuyến tiền liệt và dạ dày ít hơn.
Tốt cho làn da
Thực phẩm làm từ cà chua có chứa nhiều lycopene và các hợp chất thực vật khác có thể bảo vệ chống lại sự cháy nắng. Theo một nghiên cứu thì những người ăn 40 gam bột cà chua (cung cấp 16 mg lycopene) cùng dầu ô liu mỗi ngày trong 10 tuần sẽ ít bị cháy nắng hơn đến 40%.
Ăn hạt cà chua có tốt không
Vậy có nên ăn hạt cà chua? Nếu ăn hạt cà chua có tốt không? Hạt cà chua cũng tương tự như hạt ổi, khi ăn vào sẽ khó tiêu hóa nên người ta sợ nếu ăn quá nhiều hạt cà chua sẽ dễ gây viêm ruột thừa, táo bón, dễ biến chứng thành thắt ruột, không tốt cho sức khoẻ, nhất là đối với trẻ em.
Tuy nhiên thì hạt cà chua cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực,... Vậy nên trong quá trình chế biến nếu bạn không loại bỏ hoàn toàn được hạt cà chua thì cũng không phải lo lắng, nhưng đối với cuống và lá cà chua thì tuyệt đối nên cắt bỏ để tránh trường hợp ngộ độc.
Ăn hạt cà chua tốt không?
Cà chua là loại quả ngon ngọt, chứa đầy chất chống oxy hóa và giúp chống lại một số bệnh. Hơn nữa, cà chua đặc biệt chứa nhiều lycopene, một hợp chất thực vật có liên quan đến sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư và bảo vệ chống lại cháy nắng. Mọi người nên bổ sung cà chua vào bữa ăn hàng ngày để có chế độ ăn lành mạnh.
Cà chua là loại quả mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì vậy, một chế độ ăn có cà chua là rất tốt và cần thiết cho sức khỏe của cơ thể. Còn việc ăn hạt cà chua có tốt không thì bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều, tuy nhiên cuống và lá cà chua thì nên được bỏ đi.
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tienphong.vn