Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường không nên uống gì?

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng và diễn biến của căn bệnh tiểu đường. Vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên uống gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

Chế độ dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh tiểu đường. Các loại thức uống khác nhau sẽ có thể gây ảnh hưởng nhất định đến hàm lượng đường trong máu. Do đó, cần trang bị kiến thức đầy đủ để hạn chế khả năng khiến tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn.

Người bị bệnh tiểu đường không nên uống gì?

Nhiều người không khỏi thắc mắc bệnh tiểu đường không nên uống gì. Sau đây là những thứ thức uống mà bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế sử dụng nhằm tránh làm gia tăng đường huyết:

Nước ngọt, nước uống có ga

Bệnh tiểu đường không nên uống gì? Câu trả lời chắc chắn là nước ngọt và đồ uống có ga. Không chỉ không tốt với người bệnh tiểu đường mà ngay cả đối với người bình thường, nước ngọt và đồ uống có ga có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Nước uống có ga khiến lượng đường trong máu gia tăng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Do đó, nhằm giúp phân bố đồng đều hàm lượng carbohydrate, người bị đái tháo đường cần tránh xa các loại nước ngọt, soda và nước tăng lực.

Cocktail

Cocktail trái cây là thức uống được rất nhiều người yêu thích. Chúng có hương vị như nước ép trái cây kết hợp với các loại đồ uống có ga hay cồn. Đương nhiên, cocktail sở hữu hàm lượng đường tương đối cao. Các thành phần có trong thức uống này có thể dẫn đến tăng hàm lượng đường trong máu.

Cocktail chứa rất nhiều carbohydrate. Mặt khác, chúng lại sở hữu giá trị dinh dưỡng thấp hơn rất nhiều so với các loại nước ép trái cây. Thay vì cocktail, bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn uống nước ép trái cây để thay thế một cách có liều lượng.

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn là câu trả lời chắc chắn cho vấn đề bệnh tiểu đường không nên uống gì. Người bị tiểu đường tuyệt đối không được sử dụng các loại thức uống có cồn. Rượu có thể khiến lượng đường trong máu sụt giảm nhanh chóng. Điều này gây ra một vấn đề cực kỳ lớn đối với các bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường không nên uống gì? 1
Người bệnh tiểu đường không nên uống gì? Đáp án là đồ uống có cồn

Bệnh nhân tiểu đường nên uống gì cho tốt?

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh tiểu đường không nên uống gì, bạn cũng cần hiểu rõ các loại thức uống tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường. Khéo léo lựa chọn các loại thức uống phù hợp sẽ giúp công cuộc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường trở nên dễ dàng hơn.

Nước lọc

Nước lọc nên là ưu tiên hàng đầu không chỉ người bị tiểu đường nói riêng mà với tất cả các đối tượng nói chung. Đây là thức uống không chứa đường, tinh bột hay calo. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể sẽ tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Bởi mọi hệ thống của cơ thể con người đều cần đến nước để duy trì hoạt động.

Một số người có thể bị nhầm lẫn cảm giác khát nước với cảm giác thèm ngọt hoặc đói. Chính nguyên nhân này kích thích bạn tìm tới nước uống có ga, nước ngọt. Do đó, hãy bình tĩnh uống một cốc nước và xem xét phản ứng của cơ thể sau đó.

Sữa

Người bị tiểu đường có thể lựa chọn sữa khi cơ thể muốn nhiều hơn một cốc nước. Tuy nhiên, nên ưu tiên chọn sữa tách béo, sữa gạo, sữa đậu nành hoặc các sản phẩm sữa cho người tiểu đường. Các loại sữa không đường có thể bổ sung vitamin, khoáng chất và calo thiết yếu cho cơ thể.

Nước ép trái cây

Tiểu đường nên bổ sung đa dạng các loại nước ép trái cây nguyên chất. Tuy nhiên, vì hầu hết các loại trái cây đều sở hữu hàm lượng đường tương đối lớn nên cần lập ra giới hạn liều lượng. Kết hợp nước ép trái cây cùng các loại thực phẩm nhằm kiểm soát khẩu phần ăn là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng tăng lượng đường trong máu.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường không nên uống gì? 2
Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung đa dạng các loại nước ép trái cây

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc có thể làm mới khẩu vị thức uống cho bệnh nhân tiểu đường. Tùy thuộc vào loại trà thảo mộc sẽ đem đến lợi ích sức khỏe khác nhau cho cơ thể. Có rất nhiều thảo dược giúp giảm đường huyết và trị tiểu đường hiệu quả.

Trà rễ cam thảo với hương vị thanh mát, ngọt ngào một cách tinh tế sẽ không khiến lượng đường trong máu gia tăng. Mặt khác, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng loại trà thảo mộc này có khả năng làm giảm lượng đường trong máu rất hiệu quả.

Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh tiểu đường rất quan trọng. Do đó, người nhà bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các bệnh nhân mắc phải tiểu đường type 1 cần đặc biệt để ý đến hàm lượng carbohydrate nạp vào cơ thể. Đây là cách giúp lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức ổn định.
  • Với bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, việc kiểm soát cân nặng là điều rất cần thiết. Nếu đang trong tình trạng thừa cân hay béo phì, bệnh nhân cần lập kế hoạch giảm cân. Chế độ ăn Low Carb là một trong những lựa chọn phù hợp.
  • Cần lựa chọn các thực phẩm tươi sống và lành mạnh.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn nghiêm ngặt để kiểm soát tình trạng đường huyết cũng như cân nặng. Khẩu phần ăn của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Do đó, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia dinh dưỡng nếu cần thiết.
Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường không nên uống gì? 3
Cần kiểm soát khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường một cách nghiêm ngặt

Sau khi có được câu trả lời cho thắc mắc bệnh tiểu đường không nên uống gì và nên uống những gì, người nhà bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường. Kết hợp với một lối sống lành mạnh sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin