Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Giải đáp thắc mắc: Bệnh tim có nên uống nhiều nước không?

Ngày 29/07/2023
Kích thước chữ

"Bệnh tim có nên uống nhiều nước không?" là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh tim mạch khi cho rằng cần phải kiêng khem nhiều món ăn và có chế độ ăn hợp lý để bảo vệ trái tim khỏi những tổn thương.

Nếu ở một người bình thường việc uống nước thường được khuyến khích để tốt cho sức khỏe thì đối với người mắc bệnh tim mạch cần phải chọn lọc và nạp vào cơ thể lượng nước lẫn thức ăn hợp lý để tránh làm bệnh trở nặng. Chính vì thế bệnh nhân tim mạch thường gặp nhiều vấn đề thắc mắc nhưng không biết hỏi ai, điển hình là câu hỏi bệnh tim có nên uống nhiều nước không, thời điểm uống nước tốt cho tim mạch là khung giờ nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây, mời mọi người theo dõi nhé.

Người bệnh tim có các dấu hiệu như thế nào?

Trước khi biết được người bệnh tim có nên uống nhiều nước không thì chúng ta cần tìm hiểu một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tim mạch để chủ động can thiệp qua các biểu hiện dưới đây.

Mắc ói, chán ăn

Các biểu hiện chán ăn, mắc ói có thể giống với triệu chứng của các bệnh lý khác như các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, bệnh suy tim,… Người bệnh có cảm giác no căng bụng do máu bị ứ ở gan và các cơ quan tiêu hóa, lâu dần làm giảm chức năng của hai cơ quan này và dẫn đến cảm giác chán ăn, mắc ói.

Nhịp tim đập nhanh, mạch không đều

Người bệnh tim bị suy giảm chức năng bơm máu nên hiện tượng tim đập nhanh hơn để bù lại khả năng bơm máu. Bệnh nhân có thể nghe rõ tim đập nhanh trong lồng ngực.

Cảm giác mệt mỏi, lo lắng

Người bệnh thường xuyên cảm thấy kiệt sức nhanh chóng sau các hoạt động thường ngày, điển hình là ngay sau khi ngủ dậy đó có thể là triệu chứng của thiếu máu não, tim và phổi.

Bên cạnh đó sự lo lắng quá độ cũng là một biểu hiện thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh cảm thông thường mà không nghĩ rằng đây là một cảnh báo về bệnh suy tim với các dấu hiệu như tim đập nhanh đột ngột, lòng bàn tay đổ mồ hôi, thở gấp,…

Cơn ho kéo dài dai dẳng và bị chóng mặt

Bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim nên máu không được bơm vào nuôi cơ thể, máu bị ứ lại ở phổi làm dịch tràn vào các phế nang dẫn đến cơn ho kéo dài và dai dẳng, đặc biệt khi người bệnh nằm xuống.

Bên cạnh đó triệu chứng chóng mặt cũng thường xảy ra đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim, đặc biệt là người bệnh bị gián đoạn hoặc rối loạn nhịp tim ở mức độ nguy hiểm.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: Bệnh tim có nên uống nhiều nước không? 1
Các biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh tim mạch

Bệnh tim có nên uống nhiều nước?

Một người khỏe mạnh bình thường thì việc uống nhiều nước sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp cơ quan tim và thận dễ dàng thải các chất thừa ra ngoài, và giữ lại các chất dinh dưỡng có lợi nuôi cơ thể. Tuy nhiên điều này sẽ ngược lại đối với người bệnh tim và thận vì vốn dĩ cả hai cơ quan này của họ đã không còn hoạt động tốt nữa, nên nếu uống nhiều nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể dẫn đến khó thở hoặc bị phù, thậm chí dẫn đến ngộ độc nước được biểu hiện qua các dấu hiệu đờ đẫn, hôn mê.

Chính xác nhất người bệnh thận hoặc bệnh tim cần phải uống nước theo nhu cầu cơ thể, tức là khi khát mới uống. Hơn nữa nếu bệnh vẫn đang ở mức độ nhẹ thì không nên hạn chế uống nước, trừ trường hợp bệnh tiến triển nặng thì cần giảm lượng nước uống mỗi ngày khoảng 1 lít nước/ngày. Uống quá nhiều hoặc quá ít nước cũng đều gây bất lợi cho cơ thể như chóng mặt, tụt huyết áp, choáng váng, để chắc chắn bản thân uống đủ lượng nước mà cơ thể cần thì người bệnh nên có sự tham khảo tư vấn từ bác sĩ để xác định được tình trạng bệnh và biết cách tính lượng nước phù hợp với nhu cầu từng người.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: Bệnh tim có nên uống nhiều nước không? 2
Người bệnh tim nên uống lượng nước phù hợp với thể trạng bản thân

Vì sao người bệnh tim không nên uống quá nhiều nước đá?

Trong số các trường hợp bệnh nhân bị đau tim thì hầu hết đều uống quá nhiều nước đá hoặc được ướp lạnh gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim làm co thắt mạch máu gây ra đau tim.

Theo báo The Times of India (Ấn Độ) cho biết đau tim là một trong các tình huống cấp cứu nguy hiểm nhất trên thế giới, nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm tắc nghẽn mạch máu lưu thông do tim thiếu oxy dẫn đến cái chết nhanh chóng.

Phần lớn nguyên nhân gây đau tim xuất phát từ việc tắc nghẽn động mạch chủ làm máu không được truyền đến tim và tác nhân gây ra việc tắc nghẽn là các mảng bám - những chất nhờn do cholesterol tích tụ trong thành động mạch.

Chính vì thế ngoài việc cân nhắc lượng nước nạp vào cơ thể thì người bệnh tim tốt nhất không nên uống nhiều nước lạnh, kể cả khi thời tiết nóng bức vì các động mạch có thể bị co thắt đột ngột làm tăng nguy cơ tử vong ở người đau tim.

Bên cạnh việc kiêng cữ uống nước lạnh thì bệnh nhân cũng không nên ngâm mình trong nước lạnh vì các mạch máu sẽ co thắt đột ngột cũng dẫn đến các cơn đau tim như việc uống nước đá.

Thời điểm uống nước có lợi cho tim mạch

Mọi người thường nghĩ rằng cứ khát lúc nào sẽ uống nước lúc đó nhưng không ngờ rằng khi uống nước vào các thời điểm “vàng” thì sẽ có ích cho tim mạch gấp bội.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: Bệnh tim có nên uống nhiều nước không? 3
Uống nước vào các thời điểm dưới đây sẽ tốt cho tim mạch
  • Uống 1 ly nước khi vừa ngủ dậy: Thời điểm các cục máu đông có nguy cơ hình thành cao nhất, uống nước vào thời điểm này sẽ làm các khối mỡ trên thành mạch bong ra. Ngoài ra còn tốt cho hệ bài tiết, đường tiết niệu.
  • Uống 1 ly nước trước khi bạn đi ngủ 30 phút: Uống nước sẽ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh lý về tim mạch hiệu quả.
  • Uống 1 ly nước khi nửa đêm thức giấc: Giúp ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc đầy đủ các thông tin bổ ích để trả lời cho câu hỏi bệnh tim có nên uống nhiều nước không, qua đó mọi người sẽ chủ động xây dựng một chế độ ăn hợp lý cũng như cân đối lượng nước phù hợp với nhu cầu cơ thể sao cho tốt nhất.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh mạch vành mạn tính

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin