Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không?

Ngày 04/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm phải được điều trị ngay khi phát bệnh. Trong quá trình chữa trị buộc phải vệ sinh cơ thể và các nốt mụn thuỷ đậu thật tốt. Vậy bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không là thắc mắc nhiều người đặt ra.

Bệnh thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan rất nhanh. Trong quá trình điều trị thuỷ đậu, người bệnh phải được cách ly. Nguyên tắc chữa bệnh thuỷ đậu là ngăn không cho các nốt mụn thuỷ đậu bị nhiễm trùng. Vậy nên việc chú trọng vệ sinh cơ thể là điều cần thiết. Bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không được nhiều người thắc mắc. 

Bị thuỷ đậu cần kiêng những gì?

Thuỷ đậu là bệnh do virus Varicella Zoster gây nên. Những ai bị thuỷ đậu thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, sau đó bắt đầu nổi các ban đỏ kèm theo mụn nước ở vùng mặt, đầu và lan ra toàn thân. 

Bệnh thuỷ đậu nguy hiểm khi để xảy ra tình trạng viêm da bội nhiễm. Lúc này các nốt mụn thuỷ đậu bị nhiễm trùng và có thể gây ra sẹo lõm vĩnh viễn trên da. Các biến chứng thuỷ đậu bội nhiễm khác có thể đe dọa đến tính mạng như viêm não, rối loạn tâm thần, viêm phổi. Với những ai đang mang thai không may mắc thuỷ đậu thì khả năng sảy thai hoặc để lại dị tật thai nhi là rất cao. 

Giải đáp thắc mắc: Bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không? 1
Bệnh thuỷ đậu nếu để bị bội nhiễm sẽ rất nguy hiểm

Bệnh thuỷ đậu nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến sức khỏe đối diện với nhiều rủi ro nên việc xử lý các nốt mụn thuỷ đậu thật cẩn trọng là điều cần thiết. Vậy nên rất nhiều người thắc mắc bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không hay cần kiêng cữ gì để bệnh nhanh hồi phục. Một số kiêng cữ sau mà người bệnh thuỷ đậu cần tuân thủ:

  • Kiêng đến nơi đông người: Bởi thuỷ đậu có khả năng lây lan rất cao nên việc làm đầu tiên khi phát hiện bản thân mắc bệnh là cách ly bản thân, tránh tiếp xúc tại nơi đông người. Việc làm này vừa bảo vệ bản thân vừa tránh lây lan bệnh cho người khác, tránh bùng phát thành dịch cho cộng đồng.
  • Kiêng gãi, chạm vào nốt thuỷ đậu: Nguyên tắc điều trị bệnh thuỷ đậu là ngăn không cho các nốt mụn thuỷ đậu lây lan và nhiễm trùng. Vậy nên tuyệt đối không gãi hay động chạm vào các nốt mụn này để hạn chế tối đa việc mụn nước bị vỡ cũng như nhiễm trùng cho da và để lại sẹo về sau.
  • Không trị bệnh theo quan niệm dân gian: Nhắc đến bệnh thuỷ đậu thì nhiều người thường truyền tai nhau về việc phải kiêng nước. Đây là quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm thì tình trạng viêm nhiễm nốt thuỷ đậu lại càng gia tăng. Đặc biệt vào mùa nắng nóng, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nếu không tắm gội thường xuyên thì bệnh lại càng lâu khỏi. 
  • Kiêng thực phẩm tanh, giàu gia vị, sữa, thực phẩm gây nóng: Những ai đang mắc thuỷ đậu tuyệt đối không ăn hải sản như cua, tôm, cá, thịt bò, thịt gà bởi những thực phẩm này sẽ làm quá trình hồi phục da lâu hơn hoặc gây thâm sẹo khó chữa về sau. Các thực phẩm cay nóng, sữa khiến da tăng tiết mồ hôi làm tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, từ đó làm người bệnh cảm thấy ngứa ngáy thêm vậy nên hãy hạn chế tiêu thụ những dạng thực phẩm kể trên. 

Bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không?

Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân thuỷ đậu nên vệ sinh cơ thể thường xuyên và nếu có điều kiện hãy tắm nước muối để xoa dịu cơn ngứa cũng như làm sạch da hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên tắm nước muỗi pha loãng và sử dụng muối sạch để tránh viêm nhiễm cho da. Một số lưu ý sau mà người mắc thuỷ đậu cần nắm rõ khi muốn tắm bằng nước muối:

  • Chỉ sử dụng nước ấm pha loãng muối để tắm, không sử dụng nước quá nóng để hạn chế ảnh hưởng đến các nốt mụn nước.
  • Tắm nhanh trong 5 - 10 phút bởi lúc mắc bệnh, cơ thể đang có sức đề kháng yếu dễ bị nhiễm lạnh và bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Tắm nhẹ nhàng, không chà sát để tránh làm vỡ các nốt mụn thuỷ đậu, tránh tình trạng bội nhiễm trên da.
  • Dùng khăn mềm và khô để lau người, sau đó mặc áo quần rộng rãi với chất liệu thoáng mát. 
Giải đáp thắc mắc: Bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không? 2
Bị thủy đậu có nên tắm nước muối không? Câu trả lời là có

Đặc biệt bạn chỉ nên tắm nước muối khi bệnh mới khởi phát và các nốt mụn thuỷ đậu chưa vỡ ra. Nếu các nốt mụn có dấu hiệu vỡ thì tuyệt đối không tắm với nước muỗi mà chỉ nên dùng nước ấm thông thường để tắm. 

Những lưu ý khi điều trị bệnh thuỷ đậu 

Sau khi giải đáp thắc mắc bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối thì bạn nên quan tâm đến những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh để nhanh chóng hồi phục. Một số chú ý trong sinh hoạt hằng ngày mà người bệnh phải nắm rõ như sau:

Duy trì chế độ ăn lành mạnh

Người bệnh thuỷ đậu cần tăng cường ăn nhiều trái cây, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, làm vết thương trên da nhanh lành. Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, không ăn thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia cũng như không hút thuốc lá. 

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Đa số bệnh thuỷ đậu đều được cách ly tự chữa trị tại nhà vậy nên tính kỷ luật và tự giác của người bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chữa trị. Hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và bôi các loại thuốc sát trùng lên nốt mụn thuỷ đậu để sát trùng, tránh nhiễm trùng.

Giải đáp thắc mắc: Bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối không? 4
Sát khuẩn tại các nốt mụn thuỷ đậu để tránh viêm nhiễm

Giữ tinh thần lạc quan

Việc mắc bệnh và phải điều trị cách ly với mọi người xung quanh khiến nhiều người gặp căng thẳng. Nhưng hãy nên nhớ rằng chỉ cần bạn tuân thủ các biện pháp điều trị bệnh để nốt thuỷ đậu không bị bội nhiễm thì chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày các nốt mụn đã khô lại và bong vảy đi. Đặc biệt nếu đã bị thuỷ đậu thì khả năng cao từ nay về sau bạn sẽ không bị tái nhiễm. Vậy nên không cần quá lo lắng và hãy giữ tinh thần thật lạc quan và chờ đợi bệnh hồi phục. 

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc bị thuỷ đậu có nên tắm nước muối. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về cách điều trị và kiêng cữ trong lúc phát bệnh. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm