Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Căng cơ háng là một tình trạng khá phổ biến và không gây quá nhiều nguy hiểm, có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt những người có nhiều hoạt động thiên về thể chất. Vậy, căng cơ háng phải làm sao?
Háng là khu vực nằm giữa bụng và chân, có các cơ kết hợp để di chuyển nhịp nhàng. Vì thế, căng cơ háng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển và các hoạt động sống thường nhật. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết tình trạng này nhé!
Căng cơ háng là một chấn thương cơ, tạo ra các vết rạch ở các cơ mặt trong của đùi.
Khu vực háng gồm cơ thon, cơ khép ngắn và dài, cơ khép lớn và cơ lược có tác dụng trong việc kiểm soát và đảm bảo các hoạt động di chuyển của chân.
Căng cơ háng xảy ra khá phổ biến ở các vận động viên, vì họ cần vận động nhiều. Những hành động vặn mình đột ngột gây nên tình trạng căng đau cơ háng cấp tính, cần rất nhiều thời gian để bình phục hoàn toàn.
Căng cơ háng có thể phân thành 3 mức độ tổn thương như sau:
Căng cơ háng khiến người bệnh luôn quanh quẩn trong nghi vấn căng cơ háng phải làm sao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng cơ háng. Tuy nhiên, có thể chia ra làm hai loại điển hình như sau:
Nguyên nhân phổ biến khiến bạn mắc phải căng đau cơ háng chính là do các chấn thương cơ học. Khi thực hiện vận động thể chất quá mức sẽ gây áp lực lên các sợi cơ khiến chúng co giãn quá mức và không thể tiếp tục duy trì tốt hoạt động của mình. Tình trạng này hay bắt gặp ở những động viên thể thao có cường độ luyện tập thường xuyên. Các môn thể thao đòi hỏi sự vận động cao của các khớp cơ háng và đặc biệt dễ bị căng cơ háng khi đá bóng, khi chơi khúc côn cầu, bóng bầu dục hay bóng chày,...
Căng cơ háng do các bệnh lý gây ra thường khó điều trị và mất nhiều thời gian để hồi phục hơn căng cơ háng do chấn thương vật lý.
Thoái hóa khớp háng là chứng bệnh không hiếm gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa khớp, lớp sụn của khớp mỏng đi và dần biến mất. Bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau dai dẳng và nghiêm trọng khi các khe khớp háng bắt đầu xuất hiện gai xương. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh: Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện ở vùng háng và dần lan xuống đùi. Tuy nhiên nếu trải qua quãng thời gian dài không được điều trị, cơn đau sẽ kéo xuống tận khớp gối kèm theo tần suất đau nhiều hơn khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Với những ca trầm trọng, cơn đau có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Thoát vị bẹn xảy ra khi các mô mềm không còn ở vị trí vốn có của nó mà lọt vào ống bẹn. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng căng cơ háng. Khi phát bệnh, hai bên háng sẽ bắt đầu phình lên, chèn ép các cơ bên trong háng.
Các bệnh lý khác có thể khiến bạn bị căng đau cơ háng như viêm tuyến tiền liệt, bệnh sỏi thận, sưng hạch bạch huyết, viêm mào tinh hoàn, u nang buồng trứng, chèn ép dây thần kinh,...
Có nhiều biện pháp điều trị căng đau cơ háng.
Sau đây là giải đáp của thắc mắc căng cơ háng phải làm sao:
Có rất nhiều người lo lắng vì không biết bị căng cơ háng phải làm sao. Trong tình huống này bạn chỉ cần bình tĩnh, quan sát các triệu chứng để phán đoán xem mức độ nghiêm trọng của bệnh và thăm khám các cơ sở y tế kịp thời. Cần tích cực điều trị bệnh để tránh những biến chứng xảy ra, ảnh hưởng đến khả năng vận động về sau.
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp