Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân và cách phục hồi căng cơ bắp chân khi chạy bộ

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ

Căng cơ bắp chân khi chạy bộ là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt xảy ra ở những vận động viên. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phục hồi cơ bắp để giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Cơn đau bắp chân đột ngột xảy đến khi tham gia việc chạy bộ là nỗi ám ảnh của nhiều người. Đôi khi tình trạng căng cơ bắp chân còn là dấu hiệu của một chấn thương nghiêm trọng khiến người chạy không thể tiếp tục tập luyện.

Nguyên nhân căng cơ bắp chân khi chạy bộ

Chân là một bộ phận cơ thể rất quan trọng đối với người chạy bộ nhưng cũng là bộ phận dễ căng cơ nhất và người bị cảm nhận rất rõ khi gặp tình trạng này. 

Nguyên nhân và cách phục hồi căng cơ bắp chân khi chạy bộ 1 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căng cơ bắp chân khi chạy bộ.

Việc sử dụng cơ bắp quá mức, tập luyện nhiều ở cường độ cao, khởi động không đúng đều là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc căng cơ bắp khi chạy bộ.

  • Khởi động không cẩn thận: Khi chạy bộ hoặc tham gia các môn thể thao, khởi động thật kĩ là điều vô cùng cần thiết. Thời điểm chạy bộ, cơ bắp của chân làm việc với cường độ cao. Do đó, nếu không được khởi động kĩ càng sẽ khiến bạn dễ mắc tình trạng căng cơ. Nó cũng như phương thức làm ấm cơ thể và tránh được tình trạng căng cơ bắp chân cấp tính.
  • Cơ bắp chịu áp lực quá tải: Mặc dù đã khởi động rất cẩn thận trước khi chạy bộ nhưng việc vận động mạnh trong một thời gian dài vẫn sẽ gây nên tình trạng quá tải ở cơ bắp. Trường hợp nặng có thể khiến các cơ bắp chân bị rách. 
  • Sự ma sát giữa chân với giày: Đôi giày là vật không thể thiếu đối với người chạy bộ và đây cũng là yếu tố tác động không ít đến việc căng cơ bắp chân khi chạy. Khi mang giày không đúng kích thước sẽ gây ra sự ma sát với đôi chân, làm chèn ép dây thần kinh gây ra cảm giác nhức mỏi và căng cứng chân.
  • Trượt ngã, mất thăng bằng: Trong quá trình luyện tập và thi đấu sẽ không tránh khỏi những rủi ro như mất thăng bằng, trượt ngã dẫn đến tình trạng căng cơ cấp tính. Đặc biệt vào những ngày có thời tiết lạnh, các cơ bị co cứng do nhiệt độ thấp.

Triệu chứng căng cơ bắp khi chạy

Khi chạy bộ, bạn có thể nhận ra các triệu chứng căng cơ rõ ràng như:

  • Bắp cơ có cảm giác co, căng cứng, không thể vận động linh hoạt. 
  • Phần cơ tổn thương bị sưng tấy, bầm tím hoặc đỏ tím và có cảm giác bị bóp chặt nếu tiếp tục vận động.
  • Cơn đau nhói kéo tới ngay cả trong trạng thái nghỉ ngơi, không vận động.
  • Trong trường hợp nặng, các cơ bị rách nghiêm trọng sẽ gây ra cơn đau nhức đỉnh điểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng di chuyển về sau.

Khắc phục hiện tượng căng cơ bắp chân khi chạy bộ

Tình trạng căng cơ bắp chân khi chạy bộ không phải là một tình huống quá nguy hiểm. Tuy nhiên, cần có những biện pháp khắc phục để không gây những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của đôi chân về sau.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Khi luyện tập thể dục, chạy bộ đủ nhiều sẽ giúp các cơ chân của bạn làm quen với cường độ hoạt động cao. Cơ bắp sẽ bắt đầu thích nghi với cảm giác mệt mỏi. 

Nguyên nhân và cách phục hồi căng cơ bắp chân khi chạy bộ 2 Luyện tập thể dục đủ nhiều sẽ giúp các cơ chân làm quen với cường độ cao.

Nhưng thứ gì nhiều quá cũng không tốt, đừng để đôi chân của bạn hoạt động quá tải. Nếu đang trong tình trạng căng cơ, bạn có thể dành vài ngày nghỉ ngơi và quay lại với chế độ luyện tập nhẹ nhàng sau đó.

Đánh giá sức bền của bắp chân

Đánh giá, kiểm tra sức bền của bắp chân là việc rất quan trọng để lên kế hoạch hoặc tự lượng sức mình trong các bài tập thể dục, thể thao. 

Cách thực hiện kiểm tra:

  • Đầu tiên, hãy tự nâng bắp chân lên và đứng bằng một chân với các đầu ngón tay chạm lên tường làm điểm dựa thăng bằng. 
  • Đẩy ngón chân lên và từ từ xuống một lần nữa.
  • Đếm số lần thực hiện được.

Thực hiện được 40 lần mỗi chân nghĩa là sức bền của bắp chân bạn là khá tốt. Bên cạnh đó, động tác này sẽ giúp bạn nhận ra lợi ích của tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp. Bạn có thể áp dụng để thực hiện mỗi ngày.

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết trước và sau khi chạy bộ

Khi vận động, cơ thể dễ dàng trong tình trạng mất nước gây đau mỏi, chuột rút co cứng các cơ. Chính vì thế bạn cần cũng cấp đủ lượng nước cho cơ thể trước và sau luyện tập để cơ bắp được co giãn thoải mái.

Thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh

Thức khuya hay thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu bia sẽ khiến lượng độc tố tích lũy ngày càng nhiều, dẫn đến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự căng các khớp, cơ.

Nguyên nhân và cách phục hồi căng cơ bắp chân khi chạy bộ 3 Thực hiện chế độ ăn uống với nhiều thực phẩm giàu protein tốt cho cơ.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học với nhiều thực phẩm giàu protein tốt cho cơ hay các loại trái cây phục hồi cơ bắp hiệu quả, đồng thời sẽ giúp bạn cải thiện các vấn đề về sức khỏe khác.

Căng cơ bắp chân khi chạy bộ sẽ không còn là vấn đề nan giải nếu như bạn biết cách khắc phục hiện tượng này. Nhờ đó, các cơ hoạt động và phát triển tốt, tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.