Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không?

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ

Các bệnh lý dưới lưỡi thường xuyên xảy ra và hiếm khi gây tử vong. Tuy nhiên, u nang dưới lưỡi có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người quan tâm.

U nang dưới lưỡi là bệnh lý sưng lên ở lưỡi gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Nhiều người lo lắng rằng các nang dưới lưỡi này có thể gây nên nhiều biến chứng bất thường. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem u nang dưới lưỡi có nguy hiểm không nhé!

Bệnh u nang dưới lưỡi là gì?

Thường thì, các chồi vị giác và nhú lưỡi trải dài cả hai bên của lưỡi, có màu sắc nhạt hoặc hồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể bị sưng to, gây ra khó chịu và đau rát. Hiện tượng này được gọi là u nang dưới lưỡi.

Ban đầu, những u nang dưới lưỡi này thường nhỏ và có màu hồng nhạt hoặc trắng. Trong giai đoạn đầu, chúng không gây ra cảm giác đau hay khó chịu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, chúng có thể tăng kích thước dần dần và hình thành thành những "đĩa dẹt", xuất hiện đặc biệt ở vùng giữa lưỡi và họng. Lúc đó, những u này sẽ hình thành nhiều lớp, chồng lên nhau và trở nên dễ vỡ, dẫn đến đau rát. Việc vỡ các u này có thể dẫn đến tình trạng tiết ra chất mủ kèm theo máu và gây ra tình trạng viêm nhiễm và loét khoang miệng.

Giải đáp thắc mắc: U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không? 1
U nang dưới lưỡi thường có màu trắng hoặc hồng nhạt

Nguyên nhân gây ra nang dưới lưỡi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng u nang dưới lưỡi bị sưng, nổi u, bao gồm các bệnh lý và các nguyên nhân khác.

Nguyên nhân gây ra tình trạng u nang dưới lưỡi

U nang dưới lưỡi có thể xuất hiện do một số nguyên nhân bệnh lý sau:

  • Viêm nhú lưỡi: Đây là một tình trạng thường gặp liên quan đến bệnh lý răng miệng, thường diễn ra trong thời gian ngắn. Trong trường hợp viêm nhú lưỡi, các nhú lưỡi sẽ trở nên đỏ và các u nang dưới lưỡi sẽ sưng to.
  • Nhiễm trùng: Khi bị nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc virus tấn công, các nhú lưỡi có thể bị tổn thương, dẫn đến tình trạng sưng đỏ và xuất hiện u nang dưới lưỡi.
  • Trào ngược dạ dày: Axit từ dạ dày có thể bị trào ngược lên miệng, làm cho các nhú lưỡi sưng to và kích ứng.
  • Bỏng miệng: Tiếp xúc với thực phẩm nóng có thể gây bỏng miệng và làm cho các nhú lưỡi phình to và sưng.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số người có thể phản ứng dị ứng với các loại thực phẩm, làm cho lưỡi sưng to hoặc xuất hiện u nang dưới lưỡi.
  • Ung thư vùng miệng: Mặc dù hiếm, nhưng ung thư trong khoang miệng cũng có thể gây ra xuất hiện u nang dưới lưỡi. Trong trường hợp này, các khối u dưới lưỡi có thể xuất hiện trên bề mặt lưỡi.

Những nguyên nhân này có thể làm cho lưỡi bị tác động và gây ra tình trạng u nang dưới lưỡi, thể hiện qua các biểu hiện sưng đỏ và tăng kích thước của các u nang.

Giải đáp thắc mắc: U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không? 2
U nang dưới lưỡi có thể do trào ngược dạ dày

Nguyên nhân khác gây ra u nang dưới lưỡi

Ngoài ra, u nang dưới lưỡi có nguy hiểm không còn do nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này:

  • Kích thích nhú lưỡi: Một nguyên nhân phổ biến xảy ra ở người sử dụng răng giả, có thể gây kích thích và dẫn đến tình trạng nhú lưỡi.
  • Tiêu thụ thực phẩm chua cay thường xuyên: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chua như cam, chanh hoặc thực phẩm cay động tới nhú lưỡi, dễ gây kích ứng.
  • Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng như sắt và vitamin B có thể gây ảnh hưởng đến lưỡi và tạo điều kiện cho sự phát triển của nang dưới lưỡi.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài: Căng thẳng và áp lực tinh thần lớn có thể góp phần tới việc hình thành u nang dưới lưỡi.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Các người thường thực hiện quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt quan hệ bằng miệng, có nguy cơ cao bị nhiễm virus HPV, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lưỡi.
  • Hút thuốc lá: Chất độc hại trong thuốc lá có thể kích thích các chồi vị giác và nhú lưỡi, gây ra tình trạng nang dưới lưỡi. Đồng thời, hút thuốc lá cũng có thể làm suy giảm khả năng phân biệt mùi vị của người bệnh.
Giải đáp thắc mắc: U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không? 3
Thiếu hụt vitamin B dẫn đến u nang dưới lưỡi

U nang dưới lưỡi có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp u nang dưới lưỡi sẽ tự tiêu biến. Tuy nhiên, sau khoảng 10 ngày mà u nang vẫn không biến mất hoặc chúng gây ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt và nhai, bạn nên thăm bác sĩ để kiểm tra. U nang dưới lưỡi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về ung thư miệng. Một số dấu hiệu cảnh báo về ung thư miệng bao gồm:

  • Giai đoạn đầu: Trong giai đoạn này, triệu chứng thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Cảm giác như có dị vật hoặc xương cá gây khó chịu trong lưỡi. Lưỡi có thể có một điểm nổi phồng kèm theo sự thay đổi về màu sắc, bề mặt niêm mạc có thể trắng, xơ hóa hoặc xuất hiện tổn thương là các vết loét nhỏ. Khi chạm vào u nang dưới lưỡi, bạn có thể cảm nhận được sự cứng chắc và không mềm mại như bình thường.
  • Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng trong giai đoạn này bao gồm đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói và nuốt. Cơ thể có thể bị suy sụp nhanh chóng do sốt do nhiễm khuẩn và thiếu chất dinh dưỡng. Đau tăng lên khi nói, nhai, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn cay hoặc nóng. Một số dấu hiệu khác bao gồm sự tăng tiết nước bọt, máu vùng miệng và hơi thở có mùi khó chịu do tổn thương hoặc tử vong của các mô.
  • Giai đoạn tiến triển: Trong giai đoạn này, loét sẽ mở rộ và lan rộng xuống bề mặt hoặc thậm chí xâm nhập vào mặt dưới, gây đau đớn, nhiễm trùng, có mùi hôi và dễ chảy máu. Việc thăm bác sĩ để đánh giá mức độ sâu và xâm lấn vào các mô xung quanh cũng như đo kích thước của u rất quan trọng.
  • Ung thư lưỡi giai đoạn cuối: Khi ung thư lưỡi tiến triển vào giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong sẽ tăng cao đáng kể và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
giai-dap-thac-mac-u-nang-duoi-luoi-co-nguy-hiem-khong-4.jpg
U nang dưới lưỡi có thể gây ung thư khoang miệng

U nang dưới lưỡi hầu như có thể tự tiêu biếu sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu u nang không biến mất trong vòng 10 ngày, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè để mọi người cùng tìm hiểu u nang dưới lưỡi có nguy hiểm không nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin