Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù có nhiều cách điều trị tiểu đường nhưng việc sử dụng insulin là một vấn đề được quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu liệu tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không và lưu ý khi chích nhé!
Tiểu đường tuýp 2, một bệnh lý ngày càng phổ biến, đặc trưng bởi khả năng cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin. Mặc dù có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhưng việc sử dụng Insulin thường là một vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm.
Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi việc tăng đường huyết so với mức bình thường trong cơ thể. Nguyên nhân chính của bệnh là do cơ thể bị thiếu hụt insulin hoặc trở nên kháng cự với insulin, gây rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong máu.
Hiện nay, bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt hạ. Do đó, người ta đang xem xét liệu tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không. Loại insulin cần tiêm sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ.
Tại Việt Nam, có nhiều loại insulin dạng tiêm có tác dụng và thời gian tác dụng khác nhau, bao gồm:
Hiện nay, việc tiêm insulin trở nên thuận tiện hơn đối với người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài cách truyền thống, họ có thể sử dụng bút tiêm insulin với nhiều ưu điểm như dễ sử dụng, tiện lợi mang theo và liều lượng tiêm chính xác hơn.
Thông thường, người mắc tiểu đường loại 1 và tiểu đường trong thai kỳ sẽ cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết.
Ngược lại, đối với người mắc tiểu đường loại 2, việc sử dụng và tiêm insulin thường được áp dụng trong những tình huống sau đây:
Trước bữa ăn là thời điểm lý tưởng nhất để tiêm insulin. Thời gian tiêm trước khi bắt đầu ăn sẽ phụ thuộc vào từng loại insulin mà người bệnh sử dụng:
Thông qua việc tiêm insulin vào thời điểm thích hợp trước bữa ăn, người bệnh có thể đảm bảo rằng thuốc có tác dụng đúng lúc để kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
Cùng với câu hỏi "Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không?" của người mắc bệnh tiểu đường, có nhiều câu hỏi liên quan đến việc điều trị bệnh lý này bằng insulin mà nhiều người quan tâm và muốn biết. Dưới đây là các thắc mắc phổ biến và câu trả lời để chia sẻ với bạn đọc:
Trước đây, người mắc tiểu đường thường phải sử dụng kim tiêm, do đó, tiêm insulin có thể gây đau. Tuy nhiên, hiện nay, insulin thường được cung cấp dưới dạng bút tiêm và kim tiêm nhỏ. Do đó, người bệnh thường không cảm thấy đau hoặc đau rất nhẹ.
Thông thường, insulin được tiêm vào bụng, cánh tay, thắt lưng hoặc đùi của người bệnh và vị trí tiêm có thể ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ insulin trong cơ thể. Cụ thể như sau:
Nếu tiêm insulin liên tục tại cùng một vị trí trên da trong một thời gian dài, có thể gây ra bất thường cho mô mỡ, ví dụ như teo hoặc phì đại không mong muốn. Vì vậy, người bệnh nên thay đổi vị trí tiêm thuốc thường xuyên để tránh gây tổn thương cho da.
Liều insulin có thể thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể và từng bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự tiêm insulin mà cần được hướng dẫn và tư vấn bởi các chuyên gia y tế.
Trong một số trường hợp, tiêm insulin có thể gây ra các biến chứng như hạ đường huyết, dị ứng với insulin, nhiễm trùng tại vị trí tiêm, phì đại hoặc teo mô mỡ tại vị trí tiêm thuốc.
Khi chưa sử dụng, thuốc tiêm insulin cần được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8°C. Thông thường, người bệnh có thể lưu trữ thuốc trong ngăn mát tủ lạnh. Khi mở nắp, thuốc có thể bảo quản từ 4 - 6 tuần với điều kiện không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trên đây là những giải đáp về câu hỏi “Tiểu đường tuýp 2 có nên chích insulin không?” mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Trong trường hợp bạn đang mắc các bệnh lý tiểu đường, hãy tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.