Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải phẫu hệ tiêu hóa: Các bộ phận và chức năng

Ngày 21/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thực phẩm nạp vào cơ thể trải qua một hành trình hấp thu và chuyển hóa đáng ngạc nhiên qua hệ tiêu hóa của con người. Sau đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải phẫu hệ tiêu hóa để hiểu rõ hơn quá trình này nhé.

Hệ thống tiêu hóa là một phương tiện giúp các cơ quan, mô nhận được chất dinh dưỡng để hoạt động. Chúng có khả năng phá vỡ thức ăn, từ đó chiết xuất dinh dưỡng và chuyển thành nguồn năng lượng cho cơ thể. Trước khi giải phẫu hệ tiêu hóa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hệ tiêu hóa là gì và chức năng chính nhé. 

Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa gồm có 2 phần chính là các tuyến tiêu hóa, ống tiêu hóa. Trong đó:

  • Ống tiêu hóa là những cơ quan rỗng có khả năng kết nối với nhau theo một thứ tự nhất định từ trên xuống dưới gồm có: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cuối cùng là hậu môn.
  • Các tuyến tiêu hóa là tuyến có khả năng tiết ra dịch gồm: Tuyến nước bọt, gan, tuyến tụy.

Giải phẫu hệ tiêu hóa: Bộ phận và chức năng 1

Hệ tiêu hóa gồm có 2 phần chính là các tuyến tiêu hóa, ống tiêu hóa

Chức năng chính của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có chức năng chính là biến thức ăn thành những chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết bổ sung cho cơ thể, còn các chất thải không cần thiết sẽ vận chuyển ra ngoài bằng hậu môn.

Giải phẫu hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa sẽ bao gồm các cơ quan và chức năng chi tiết như sau:

Những cơ quan tạo nên hệ tiêu hóa

Những cơ quan chính tạo nên hệ tiêu hóa gồm có ống tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn), tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tuyến tụy).

Giải phẫu hệ tiêu hóa: Các bộ phận và chức năng 2 Cơ quan chính của hệ tiêu hóa gồm: Ống tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa

Miệng và tuyến nước bọt

Theo tìm hiểu, miệng chính là nơi bắt đầu của ông tiêu hóa. Trên thực tế thì quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu từ ngay cả trước khi ăn. Lúc này, khi nhìn và ngửi thấy thức ăn, tuyến nước bọt hoạt động mạnh. Lúc bắt đầu ăn, bạn sẽ nhai nhỏ, nhuyễn để dễ tiêu hóa hơn, nước bọt trộn với thức ăn phân giả thành dạng mà cơ thể có thể hấp thụ được. Đồng thời, khi nuốt, lưỡi đưa thức ăn xuống hầu, thực quản.

Hầu, thực quản

Sau khi nuốt, thức ăn sẽ từ miệng đi xuống hầu, thực quản. Trong đó, họng chính là ngã tư đường của đường hô hấp, tiêu hóa. Còn thực quản như một đoạn nối giữa dạ dày, hầu, thường nằm phía sau khí quản.

Nắp thanh quản sẽ đậy lên trên thanh - khí quản, tác dụng chính là tránh thức ăn đi vào đường thở. Thức ăn sẽ từ thực quản sẽ đi vào dạ dày dưới sự giãn ra của cơ vòng thực quản dưới (một khi thức ăn đã nằm trong dạ dày thì cơ vòng này co lại, đồng thời tác có tác dụng không cho chất trong dạ dày trào ngược lại thực quản).

Dạ dày

Dạy dày hay còn gọi bao tử là một cơ quan rỗng, sở hữu kích thước lớn nhất ống tiêu hóa. Chức năng chính: chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn cùng với enzym, acid mạnh HCI được tiết ra từ bên trong dạ dày của những tế bào dạ dày). Sau đó, enzym này sẽ tiếp tục quá trình phân giải thức ăn thành dạng sử dụng được. Khi đã xử lý đủ, lúc này chúng sẽ đẩy vào ruột non. Tuy vậy, chúng ta sẽ bị đau dạ dày nếu ăn uống không khoa học và sinh hoạt không điều độ. Đau dạ dày là một bệnh lý của hệ tiêu hóa. Vì vậy hãy lưu ý để phòng tránh các bệnh này nhé!

Ruột non

Là một ống cơ có đặc điểm dài từ 5 – 9m, tạo thành từ 3 đoạn: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. Chức năng chính là phân giải thức ăn, đồng thời hấp thụ những chất cần thiết bằng cách sử dụng enzym do tuyến tụy, mật tiết ra ở gan. Nhu động ruột non có tác dụng di chuyển, trộn thức ăn với dịch tiêu hóa từ gan, tuyến tụy.

Trong đó, tá tràng là giai đoạn đầu tiên của ruột non, tác dụng chính cho quá trình phân giải của thức ăn. Lúc này hỗng và hồi tràng sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu.

Các chất một khi bắt đầu vào ruột non dạ dày ở dạng bán rắn, sau đó sẽ kết thúc dạng lỏng khi đi qua nó. Bên cạnh đó, mặt, nước, enzym cùng chất nhầy sẽ góp phần sự thay đổi độ đặc thức ăn. Chất dinh sẽ được hấp thụ, những phần còn lại tiếp tục chuyển đến ruột già.

Tuyến tụy

Cơ quan này tiết ra enzym, tiêu hóa để đổ vào tá tràng, có khả năng phân hủy protein, carbohydrate, chất béo. Đồng thời tạo ra insulin, glucagon là 2 hormone chính giúp điều chỉnh lượng đường của cơ thể.

Gan, túi mật

Gan có nhiều chức năng nhưng trong đó công việc chính là xử lý chất dinh dưỡng đã hấp thụ vào máu ở ruột non, tiết mật đi vào tá tràng, giúp tiêu hóa vitamin và chất béo.

Ngoài ra, gan còn xử lý các nguyên liệu thô đã được hấp thụ ở ruột non, sau đó tạo, dự trữ những chất cần thiết cho cơ thể người. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có chức năng giải độc, phân hủy chất độc hại cùng những loại thuốc bạn uống. Tuy nhiên chúng ta rất dễ gặp các bệnh về gan nên hãy có cách bảo vệ và phòng ngừa hợp lý nhé.

Túi mật giúp dự trữ, tập trung mật ở gan, sau đó sẽ được đổ vào tá tràng của ruột non, từ đó hấp thụ, tiêu hóa các chất béo.

Ruột già

Ruột già còn gọi là đại tràng, đặc điểm là một ống cơ dài từ 1.5 - 2.5m, nối liền giữa ruột non, trực tràng. Nhiệm vụ chính xử lý chất thải giúp loại bỏ phân ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng, thuận tiện nhất. Cơ quan này được tạo từ manh tràng, trực tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma.

Khi phân còn sót lại từ quá trình tiêu hóa sẽ được chuyển qua trực tràng từ các nhu động ruột, chúng ở trạng thái lỏng và sau cùng là dạng rắn. Phân đi qua ruột già, nước sẽ được cơ thể hấp thụ, sau đó phân được chứa ở đại trang sigma cho đến khi xuất hiện đợt nhu động tiếp theo.

Thường thì phải mất 36 giờ phần mới đi quan ruột già, chủ yếu là mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn. Trong đó, vi khuẩn có lợi thực hiện một số chức năng hữu ích như tổng hợp vitamin, xử lý chất thải, bảo vệ cơ thể. Khi đại tràng sigma đầy sẽ đẩy phân vào trực trạng, bắt đầu quá trình đào thải.

Giải phẫu hệ tiêu hó: Các bộ phận và chức năng 3 Ruột già còn gọi là đại tràng, đặc điểm là một ống cơ dài từ 1.5 – 2.5m

Trực tràng

Là một đoạn thẳng có độ dài từ 8 – 15cm nối liền đại tràng sigma và hậu môn. Nhiệm vụ chính là nhận phân từ đoạn trên của ruột già. Khi khí hoặc phân đi vào trực tràng, hệ thần kinh hoạt động gửi đến bão. Lúc này, bộ não sẽ đưa ra quyết định chất nào ở trực tràng được giữ lại hay đào thải ra ngoài.

Nếu được bộ não cho phép, hậu môn sẽ giãn nở, đồng thời trực tràng cơ lại, đào thải ra ngoài. Nếu chưa thể tống hết chất thải ra bên ngoài, cơ vòng sẽ tiếp tục co lại, khi đó trực tràng đã thích nghi, cảm giác đi ngoài cũng sẽ biến mất.

Hậu môn

Cơ quan cuối cùng của ống tiêu hóa, là một ống dầu 2,5 - 4cm gồm: Cơ sàn chậu, hai cơ vòng hậu môn.

  • Cơ vòng hậu môn có vai trò kiểm soát phân.
  • Cơ sàn chậu sẽ tạo ra một góc giữa hậu môn, trực tràng, có tác dụng ngăn chặn phân ra ngoài khi bộ não chưa cho phép.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về giải phẫu hệ tiêu hóa được Nhà thuốc Long Châu tổng hợp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn, đào thải ra ngoài của cơ thể. Đừng quên rằng phải luôn bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhé!

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm