Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Giãn động mạch vành là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Ngày 13/01/2024
Kích thước chữ

Động mạch vành giữ vai trò quan trọng giúp cung cấp máu giàu oxy để tim hoạt động bình thường. Tình trạng giãn động mạch vành có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về triệu chứng và điều trị động mạch vành bị giãn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bóc tách mạch vành nguy hiểm cho sức khỏe là phình giãn động mạch vành. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Làm thế nào để biết được động mạch vành bị giãn? Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn các thông tin về tình trạng, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh.

Khái niệm bệnh giãn động mạch vành

Giãn động mạch vành là khái niệm để diễn tả tình trạng động mạch vành bị giãn, không thể trở về kích thước bình thường vì đã mất đi độ đàn hồi vốn có. Tại vị trí động mạch vành bị giãn, kích thước của mạch vành sẽ lớn hơn 50% so với những đoạn mạch bình thường, tạo thành những túi phình.

Giãn động mạch vành là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh 1
Động mạch vành giãn tạo nên các túi phình trong động mạch

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng giãn mạch vành bao gồm:

  • Dị tật bẩm sinh;
  • Chấn thương do tai nạn, va đập làm mất tính đàn hồi trên thành động mạch vành;
  • Huyết áp tăng làm thành động mạch bị tổn thương nghiêm trọng, trải qua thời gian dài suy yếu sẽ bị giãn, phình động mạch;
  • Rối loạn có liên quan đến cấu trúc của thành mạch máu.

Dấu hiệu và triệu chứng khi bị giãn mạch vành

Phình giãn mạch vành thường không có triệu chứng điển hình. Điều này khiến bệnh nhân không hay biết đến khi vỡ mạch máu. Nếu có triệu chứng thì thông thường sẽ là triệu chứng suy tim.

Tùy thuộc vào vị trí giãn mạch vành và những yếu tố tác động mà dấu hiệu của bệnh nhân sẽ khác nhau, phổ biến có thể kể đến là:

Giãn động mạch vành là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh 2
Bệnh nhân giãn động mạch vành hay bị khó thở và mệt mỏi

Giãn mạch vành có nguy hiểm tính mạng không?

Một khi động mạch vành đã giãn thì sẽ ngày một rộng nhiều hơn, túi phình có xu hướng tăng dần và không thể tự khỏi được. Tình trạng giãn động mạch vành càng lớn thì nguy cơ nó bị rách, vỡ càng cao. Động mạch bị vỡ gây chảy máu trong khiến nguồn cung cấp máu giàu oxy cho tim mất đột ngột đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Có thể kết luận rằng đây là tình trạng hết sức nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời.

Tuy giãn động mạch không cấp tính nhưng các túi phình tồn tại cũng có khả năng gây ảnh hưởng và tổn thương tim mạch theo nhiều hướng khác nhau bao gồm:

  • Lưu lượng máu trong mạch vành không chảy theo đường thẳng như bình thường mà sẽ chảy vào túi phình khiến lượng máu cung cấp cho cơ tim bị giảm đi. Tim sẽ phải co bóp nhiều hơn để có đủ lượng máu cần thiết đi nuôi cơ tim. Việc này làm tăng nguy cơ bị suy tim, đột tử.
  • Máu ùn ứ lại các túi phình tạo thành nhiều cục máu đông. Ngoài ra, tình trạng máu chảy từ những chỗ quá rộng ở đoạn giãn phình vào đoạn mạch bình thường hoặc mạch hẹp, nơi có mạch xơ vữa sẽ gây tụ máu. Sức chảy của dòng máu sẽ làm các cục máu đông di chuyển vào trong mạch vành gây tắc nghẽn cục bộ.
Giãn động mạch vành là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh 3
Động mạch vành bị giãn làm giảm lưu lượng máu đến tim

Phương pháp chẩn đoán và điều bị giãn động mạch vành

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bệnh nhân hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chẩn đoán giãn mạch vành

Vì bệnh giãn động mạch vành ít có những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nên bệnh nhân chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám những bệnh lý khác. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không nên xem thường bất kỳ triệu chứng kỳ lạ nào xảy ra trên cơ thể.

Khi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh, thói quen, những loại thuốc bạn đang sử dụng… với mục đích tìm kiếm yếu tố nguy cơ và các bệnh lý khác liên quan đến tim mạch. Trong trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Điện tâm đồ;
  • Siêu âm tim;
  • Chụp CT mạch vành.

Trong các xét nghiệm trên, chụp CT mạch vành được đánh giá là phương pháp chẩn đoán ưu việt. Hình ảnh phim chụp sẽ cho thấy rõ nét hình thái cùng các bất thường trên mạch vành.

Biện pháp điều trị giãn mạch vành

Tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị khác nhau, điều này phụ thuộc vào loại bệnh và mức độ mà họ gặp phải. Mỗi phương pháp sẽ thích hợp với một tình trạng bệnh khác nhau và cho hiệu quả không giống nhau. Bệnh nhân cũng cần điều chỉnh thói quen sống để cải thiện triệu chứng và giảm thiểu tối đa biến chứng.

Giãn động mạch vành là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh 4
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị giãn động mạch vành

Ở những người bị giãn động mạch vành nặng, mạch vành không thể tự trở về kích thước ban đầu. Bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị nội khoa với mục đích điều hòa nhịp tim, hạ huyết áp… Cách này sẽ giảm triệu chứng mà bệnh nhân phải đối mặt.

Một số trường hợp, người bệnh được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa với mục đích sửa chữa, thay thế cấu trúc của mạch vành. Biện pháp này có tác dụng giúp mạch máu hoạt động bình thường trở lại.

Trên đây chỉ là một số phương pháp mang tính chất tham khảo. Tùy theo từng mức độ bệnh tiến triển mà bác sĩ chuyên môn có thể điều chỉnh phác đồ cho phù hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám để được hướng dẫn cụ thể.

Phương pháp phòng ngừa giãn mạch vành

Có rất nhiều cách để phòng ngừa bệnh giãn mạch vành xuất hiện. Dưới đây là một số bí quyết mà bạn có thể tham khảo:

  • Không ăn mặn, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia: Những thói quen xấu này khiến cho huyết áp tăng cao, dễ gây giãn phình động mạch. Bạn hãy từ bỏ thói quen ăn uống và sinh hoạt này.
  • Có chế độ tập luyện thể dục: Vận động thường xuyên với cường độ vừa phải giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên các mạch máu.
  • Giảm stress, tránh căng thẳng: Để đầu óc luôn được thoải mái sẽ giúp phòng ngừa tình trạng căng giãn mạch vành.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Mỗi năm, bạn nên đi khám sức khỏe nhằm phát hiện kịp thời những bất thường xảy ra trên mạch vành, từ đó có biện pháp can thiệp sớm.

Động mạch vành bị phình giãn là tình trạng khá nguy hiểm mà mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể xoay quanh vấn đề giãn động mạch vành. Bạn hãy chú ý lắng nghe cơ thể mình để phát hiện những bất thường, từ đó đi thăm khám để kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin