Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Góc giải đáp: Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao?

Ngày 03/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tại mũi họng là các bộ phận cực kỳ quan trọng và phải được vệ sinh đúng cách. Việc thường xuyên rửa mũi là điều cần thiết tuy nhiên sẽ không tránh khỏi việc mũi bị nước vào tai do sai tư thế. Vậy rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Bài viết này sẽ thông tin chính xác đến bạn.

Sức khoẻ đường tai mũi họng thường bị chúng ta lơ là. Vậy nên các bệnh về tai mũi họng thường xảy ra bởi chính sự chủ quan của người bệnh. Cách để phòng bệnh hiệu quả là phải vệ sinh tốt đường tai mũi họng. Nhiều người thường xuyên rửa mũi nhưng lại bị nước vào tai. Vậy rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao?

Có nên rửa mũi thường xuyên?

Việc vệ sinh mũi là cách để chúng ta làm sạch khoang mũi. Thói quen thường xuyên rửa mũi giúp loại bỏ bụi bẩn, làm sạch được các chất nhầy trong mũi. Đặc biệt việc rửa mũi sẽ hỗ trợ quá trình hô hấp, tăng lượng khí lưu thông qua mũi và giảm được nguy cơ kích ứng, gây nhiễm trùng vùng mũi từ các yếu tố bên ngoài như bụi, lông động vật, phấn hoa. 

Góc giải đáp: Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? 1
Rửa mũi thường xuyên và đúng cách rất tốt cho sức khoẻ

Theo cấu tạo của mũi sẽ có lớp niêm mạc ở vị trí trên cùng của khoang mũi, từ đó nó tiết ra các chất nhầy nhằm đẩy bụi bẩn ra ngoài khoang từ đó giúp làm ẩm không khí bên trong. Với cấu tạo này, việc rửa mũi cần cẩn trọng. Vậy nên có nhiều người thắc mắc rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao bởi nếu sai tư thế thì hiện tượng này sẽ xảy ra. Dưới đây là tư thế rửa mũi khoa học mà bạn nên nắm:

  • Sử dụng bình đựng củ tỏi để chứa nước muối sinh lý thay vì các dạng bình khác.
  • Nghiêng đầu một góc 45 độ C về phía bồn rửa mặt, sau đó dùng bình xịt vào mũi và hạn chế ngả đầu ra phía sau để tránh nước chảy ngược vào trong mũi. 
  • Đưa vòi vào một bên mũi sau đó bạn hãy mở miệng và xịt nước muối sinh lý từ từ vào khoang mũi. Lúc này không được thở bằng mũi, chỉ thở bằng miệng, đôi khi nước muối sẽ chảy xuống họng nhưng vấn đề này không sao.

Việc rửa mũi sạch thường xuyên phải đúng cách. Nếu không rửa đúng thì bạn có thể bị tác dụng ngược như tổn thương niêm mạc mũi, cảm cúm, viêm mũi, ho có đờm, viêm xoang, nhiễm trùng mũi họng. 

Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao?

Việc rửa mũi nếu bạn không nghiêng người đúng thì không chỉ nước muối sinh lý chảy ngược vào mũi mà nó còn có thể chảy sang cả tai. Lúc này bạn sẽ cảm thấy khó chịu và hơi bị ù tai. Bạn phải nghiêng đầu sang một bên để thoát hết nước ra bên ngoài tai. Bạn buộc phải xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng đến thính lực. 

Góc giải đáp: Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? 2
Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao là thắc mắc của nhiều người

Một số cách xử trí khi bị nước vào tai mà bạn nên nắm:

  • Nghiêng đầu hẳn sang một bên và giữ nguyên tư thế này trong vài phút để nước từ tai có thể từ từ chảy ra ngoài.
  • Dùng khăn khô và mềm để thấm nhẹ vào tai hoặc có thể đưa bông tăm để thấm nước một cách nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không nên đưa chúng vào quá sâu.
  • Sử dụng máy sấy tóc và bật ở chế độ sấy nhẹ nhất, đưa máy hướng vào phần tai đang bị đọng nước bên trong.
  • Dùng ngón tay để bịt miệng và mũi, hít thật sâu và từ từ thở ra. Phương pháp này sẽ điều chỉnh áp suất của không khí giúp loại bỏ sạch nước từ tai ra và sẽ không còn cảm giác ù tai. 
  • Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? Đơn giản là bạn chỉ cần cử động miệng để hạn chế tình trạng nước bị đọng trong ống tai. Lúc này bạn nên ngáp hoặc nhai kẹo cao su để đẩy nước từ tai ra ngoài.
  • Xoay nhẹ dái tai là một phương pháp giúp đẩy nước ra nhanh hơn. Bạn chỉ cần nghiêng người sang hẳn một bên sau đó để ống tai có chứa nước hướng xuống dưới vai đồng thời kéo nhẹ dái tai để nước thoát ra. 
  • Chườm ấm cũng là cách để khắc phục được tình trạng nước vào tai. Bạn chỉ cần nhúng khăn vào nước, sau đó vắt bớt nước và gấp khăn rồi để khăn ở ngoài ống tai. Tuy nhiên không nên dùng khăn quá nóng. 

Cách bảo vệ sức khỏe tai mũi họng

Sau khi giải đáp thắc mắc rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao thì ta nên quan tâm đến cách bảo vệ sức khỏe tai mũi họng. Một số phương pháp sau đây giúp bạn chăm sóc tai mũi họng tốt hơn:

Góc giải đáp: Rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao? 3
Bảo vệ sức khoẻ đường tai mũi họng là việc làm rất cần thiết
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi đến nơi có nhiều khói bụi.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào đồ vật bẩn hay sau khi đi vệ sinh.
  • Luôn vệ sinh miệng, mũi, họng sau khi đi học, đi làm về bằng nước muối sinh lý.
  • Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Luôn lau khô tai, mũi sau khi rửa mặt hoặc tắm. 
  • Hạn chế tắm, tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
  • Không ngoáy mũi, ngoáy tai quá mạnh để tránh gây tổn thương cho bộ phận này.

Ngoài ra bạn buộc phải thường xuyên theo dõi các tình trạng, dấu hiệu xảy ra ở tai, mũi, họng. Nếu các bộ phận này xuất hiện triệu chứng đau nhức, đỏ ngứa thì buộc phải thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời điều trị. 

Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc rửa mũi bị nước vào tai phải làm sao. Hy vọng sau khi đọc xong bạn có thể hiểu hơn về sức khỏe đường tai mũi họng và biết cách chủ động chăm sóc tai mũi họng thật khoa học. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm