Tắm mưa là hoạt động được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích, đặc biệt khi vào mùa mưa, những cơn mưa thường lớn và nặng hạt. Vậy việc tắm mưa có tốt cho sức khoẻ không, đa số chuyên gia đều khuyến khích không nên tắm mưa thường xuyên.
Tắm mưa có tốt không? Việc tắm mưa nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn có thể gây nhiều bệnh lý cho cơ thể, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Để giải đáp rõ hơn về câu hỏi này, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây.
Có nên tắm mưa không?
Trước khi giải đáp câu hỏi tắm mưa có tốt không, bạn cũng nên biết việc tắm mưa, dầm nước mưa lâu có nên hay không. Vào mùa hè nắng nóng, nhiều người, đặc biệt là trẻ em thường lựa chọn tắm mưa để xua tan bớt cái oi nóng khó chịu, đây cũng là cơ hội để trẻ vui chơi, vận động nhiều hơn. Tuy nhiên tắm mưa có nên không?
Nhiều báo cáo khoa học về nước mưa cho thấy, chỉ số hóa chất, bụi bẩn và tạp chất trong nước mưa khá cao. Những người có cơ địa, sức khỏe yếu, dễ bị bệnh, dễ nhiễm lạnh được khuyến cáo không nên tắm mưa hoặc dầm mưa trong thời gian dài.
Thực tế tắm mưa có thể làm thân nhiệt giảm nhanh chóng, từ đó hệ thống miễn dịch trong cơ thể cũng bị suy yếu, mầm bệnh, vi khuẩn,... trong nước mưa có cơ hội xâm nhập và tổn hại sức khỏe, dễ gây ra bệnh cảm cúm hoặc nhiễm lạnh, lạnh run,...
Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải từ nhà máy, xí nghiệp,... cũng khiến nồng độ axit, hóa chất và chất bẩn trong nước mưa nhiều hơn, khi tiếp xúc với da có thể gây nên nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nặng.
Tắm mưa có tốt không? Vì sao?
Như đã nói ở trên, việc tắm mưa không được khuyến khích với người có cơ địa sức khỏe kém, người dễ bị cảm lạnh hoặc đang mắc bệnh đường hô hấp. Vậy tắm mưa có tốt không? Nếu tắm mưa quá thường xuyên, tắm mưa ở nơi có không khí ô nhiễm nặng,... rất có thể mắc phải những bệnh lý dưới đây.
Bệnh do muỗi lan truyền
Khi tắm mưa, nhiệt độ xuống thấp và môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao khiến lượng muỗi sinh sôi, phát triển lớn mạnh. Tắm mưa thường xuyên khiến nguy cơ bị muỗi đốt và mắc các bệnh do muỗi truyền tăng cao. Điển hình không thể không kể đến khi nói về bệnh do muỗi truyền là các chủng virus Dengue lan truyền bệnh sốt xuất huyết. Loại virus này xâm nhập vào muỗi khi chúng hút máu người bệnh là lan truyền đến người khỏe mạnh. Đây cũng là lý do mỗi mùa mưa đến thường dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết với nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Tắm mưa có tốt không? Khi tắm mưa và bị muỗi đốt nhiều dễ lây bệnh sốt xuất huyết với triệu chứng phổ biến như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng,...
Mắc bệnh về mắt vì tắm mưa
Một bệnh lý nữa liên quan đến thói quen tắm mưa, dầm mưa là những bệnh về mắt. Các bác sĩ cho biết trong nước mưa chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng và đặc biệt là hàm lượng axit cao nên nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt, những chất bẩn này đi sâu vào mắt làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ,...
Vì vậy tắm mưa có tốt không? Tắm mưa lâu và để nước mưa vào mắt nhiều là việc làm gây hại cho sức khỏe đôi mắt. Sau khi đi mưa về bạn nên vệ sinh mắt sạch bằng nước nhỏ mắt, nước muối sinh lý dành cho mắt, thấm khô nước ở mắt bằng tăm bông hoặc khăn mềm sạch, hạn chế để mắt tiếp xúc với nước máy, dầu gội, sữa tắm,... vì khi này mắt rất nhạy cảm.
Tắm mưa có tốt không? Hiểm họa về bệnh ngoài da khi tắm mưa
Giải đáp về câu hỏi nước mưa có sạch không, tắm mưa có tốt không, nhiều chuyên gia nhận định nước mưa chứa nhiều vi khuẩn, vì thế tắm mưa có thể gây nên nhiều bệnh lý về da nguy hiểm. Điều này đến từ việc nước mưa chứa nhiều chất bẩn và không được làm sạch trước khi tiếp xúc với làn da, mưa rơi xuống từ mái tôn cuốn theo nhiều tạp chất, vi khuẩn, nấm mốc,... khiến da nhiễm bệnh.
Viêm nang lông: Bệnh về da thường gặp nhất khi tắm mưa thường xuyên là viêm nang lông, tình trạng làn da bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm dưới nang lông làm cho sợi lông không mọc bình thường được mà bị mọc ngược tạo cảm giác ngứa ngáy liên tục, châm chích dưới da vô cùng khó chịu. Tình trạng viêm nang lông nghiêm trọng còn có thể khiến da nổi mẩn, mưng mủ,...
Da bị nhiễm khuẩn: Tắm mưa nhiều và quá lâu, nước mưa bẩn làm cho vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc, xâm nhập và khiến da bị nhiễm khuẩn. Hơn thế nữa, các axit trong nước mưa còn làm da bị kích ứng, nổi mẩn và châm chích, ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Nhiều người còn gặp tình trạng dị ứng nước mưa.
Sau khi tắm mưa nên làm gì để phòng bệnh?
Tuy tắm mưa là thói quen không tốt, dễ gây bệnh cho cơ thể nhưng đây lại là sở thích của rất nhiều người. Vậy nếu đi mưa về nên làm gì và tắm mưa xong cần làm gì ngay sau đó để giảm nguy cơ nhiễm bệnh? Tắm mưa xong bạn nên lưu ý những điều sau:
Lau khô người càng sớm càng tốt: Tắm mưa xong hoặc đi ngoài mưa về nên lập tức lau khô người bằng khăn sạch, thấm khô nước mưa trên tóc, da đầu, tay chân và mặt,... để làm sạch nước mưa, tránh nhiễm lạnh.
Tắm bằng nước ấm: Sau khi thấm khô người bạn nên tắm lại bằng nước ấm để giữ ấm cơ thể, tránh cho nước mưa thấm vào da gây bệnh. Việc tắm bằng nước ấm kết hợp với xà phòng dịu nhẹ cũng giúp loại bỏ chất bẩn, vi khuẩn mà nước mưa để lại trên da đấy.
Rửa mặt bằng sản phẩm dịu nhẹ: Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ có chứa thành phần dưỡng ẩm để làm sạch da mặt sau khi tắm mưa là biện pháp hiệu quả giảm thiểu ảnh hưởng của nước mưa đối với làn da. Bạn nên rửa mặt ngay càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ nổi mụn, bít tắc lỗ chân lông gây viêm nang lông,... Vậy rửa mặt bằng nước mưa có tốt không thì sẽ tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc da nhé.
Uống nước ấm hoặc ăn cháo nóng: Cách này có hiệu quả rất cao trong việc làm ấm từ bên trong cơ thể, bổ sung dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch, hạn chế nhiễm bệnh do tắm mưa. Bạn có thể lựa chọn 1 tách trà gừng ấm nóng, 1 cốc sữa tươi ấm hoặc ăn cháo nóng đều là cách rất tốt.
Tóm lại, việc tắm mưa có tốt không đã vừa được Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời. Ngoài việc không nên tắm mưa các chuyên gia còn khuyến nghị không nên tích trữ nước mưa để tắm, nấu ăn, nấu nước uống,... vì nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.