Mùa mưa đang đến gần khiến độ ẩm không khí tăng lên, dễ gây bệnh nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vậy đi mưa về nên làm gì? Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy theo dõi ngay bài viết sau để biết những việc nên làm khi đi mưa về.
Mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, đặc biệt là lúc đi mưa về. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu xin chia sẻ đến quý bạn đọc đi mưa về nên làm gì để có sức khỏe tốt, phòng bệnh hiệu quả.
Dầm mưa, đi mưa về gây nguy cơ gì đối với sức khỏe?
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn đi mưa về nên làm gì, bạn cũng cần biết những nguy cơ mà nước mưa gây ra đối với sức khỏe. Nước mưa chứa nhiều axit, tạp chất, bụi bẩn và ký sinh trùng, vi khuẩn nên nếu dầm mưa lâu, đi mưa về không có cách xử lý tốt sẽ rất dễ gây hại đến sức khỏe.
Bệnh da liễu
Vậy nước mưa có sạch không? Theo các bác sĩ, nước mưa và các vật dụng như dù, áo mưa,... là nguyên nhân chính khiến nguy cơ bị bệnh da liễu vào mùa mưa tăng cao. Khi này, làn da có thể nổi nhiều mảng đỏ ửng, sưng tấy hoặc mẩn đỏ như mề đay, đôi khi kèm theo biểu hiện ngứa rát. Tình trạng này có thể tự hết sau khi tiếp xúc với nước mưa vài giờ nhưng rất dễ tái đi tái lại nhiều lần mỗi khi đi mưa, chuyển biến thành hiện tượng dị ứng nước mưa.
Không chỉ vậy, hàm lượng bụi bẩn và tạp chất hóa học có trong thành phần của nước mưa cũng là nguyên nhân khiến làn da bị kích ứng mỗi khi tiếp xúc. Những chất này bám trên bề mặt da lâu dài và khi không biết đi mưa về nên làm gì, chất bẩn có thể thẩm thấu vào da dẫn đến nhiều bệnh da liễu nghiêm trọng hơn như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm,...
Bệnh về đường hô hấp
Theo thống kê, tỷ lệ người đi mưa về mắc các bệnh hô hấp từ nhẹ đến nặng khá cao, khoảng 70% và con số này còn tăng lên cao hơn nếu không có cách xử lý sau khi đi mưa về phù hợp. Những bệnh thường gặp trong mùa mưa như viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp trên, hen suyễn,... có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nếu không được điều trị dứt điểm.
Nước mưa khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, hệ miễn dịch suy giảm từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập và gây bệnh. Tình trạng sức khỏe phổ biến nhất khi đi mưa về là cảm cúm. Bệnh cảm cúm không có thuốc đặc trị và triệu chứng khó thở, sổ mũi, đau đầu,... của bệnh gây cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến cả sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh.
Đi mưa về nên làm gì tốt nhất?
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa, bạn cần biết đi mưa về nên làm gì đầu tiên. Nước mưa tưởng chừng không có gì nguy hiểm nhưng nếu dầm mưa, đi mưa về mà không xử lý ngay là nguyên nhân gây bệnh da liễu, bệnh hô hấp trong mùa mưa. Ngay khi đi mưa về bạn cần làm ngay những điều dưới đây:
Lau khô người với khăn sạch
Khi đi mưa về cơ thể thường bị ướt một phần hoàn toàn bộ, đặc biệt là da đầu, tóc dễ gây cảm lạnh nên bạn cần lau thật khô ngay khi về, không nên để đầu, tay chân ướt nước mưa quá lâu. Sau khi thấm khô nước mưa bạn cũng nên dùng nước ấm để tắm hoặc lau lại toàn bộ cơ thể để giữ ấm tốt hơn.
Rửa tay chân với xà phòng
Vậy nước mưa có sạch hơn nước máy không? Đi mưa về nên làm gì? Tay và chân là 2 bộ phận thường dễ bị ướt nhất khi đi mưa nên ngay khi về nhà, điều bạn cần làm là thấm khô tay chân và rửa thật sạch lại với xà phòng diệt khuẩn. Việc làm này đề phòng tác nhân gây bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể hiệu quả.
Vệ sinh cơ thể khi đi mưa về
Một trong những điều bạn nên làm khi đi mưa về là tắm lại bằng nước ấm, vệ sinh sạch sẽ cơ thể với xà phòng dịu nhẹ có khả năng diệt khuẩn. Việc này vừa giúp gột rửa chất bẩn, bụi bẩn, virus bám trên cơ thể vừa làm ấm lại toàn thân, tránh nước mưa lạnh thấm vào người dễ gây cảm lạnh.
Hãy làm ấm cơ thể từ bên trong
Tắm hay lau người bằng nước ấm chỉ là cách làm ấm cơ thể từ bên ngoài, bạn cần có thêm biện pháp làm ấm cơ thể từ bên trong để giữ sức khỏe tốt nhất, hỗ trợ thúc đẩy miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Một số cách làm ấm cơ thể từ bên trong bạn nên thử sau khi đi mưa về như uống tách trà gừng mật ong, ăn cháo nóng có thêm tiêu, hành và tái tô, uống nước ấm, trà xanh,... Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo đi mưa về không nên uống nước lạnh hoặc nước đá ngay vì sẽ dễ dẫn đến viêm họng, đau rát họng,...
Xử lý ngay khi có dấu hiệu cảm lạnh
Bạn biết không, khi bị cảm lạnh, bạn xử lý càng sớm thì thời gian khỏi bệnh càng nhanh, hạn chế tối đa các triệu chứng khó chịu kéo dài. Đi mưa về nên làm gì? Đi mưa về nếu cảm thấy đau đầu khó chịu, người mệt mỏi,... bạn nên thực hiện những lưu ý nêu trên và uống thuốc, đắp chăn giữ ấm cơ thể và ngủ một giấc. Trường hợp bệnh chuyển nặng hơn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh và uống thuốc theo chỉ định. Có nhiều người thắc mắc tắm mưa có tốt không, câu trả lời là không vì rất dễ bị bệnh nhé.
Bật mí mẹo nhỏ bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong mùa mưa
Ngoài việc tìm hiểu rửa mặt bằng nước mưa có tốt không, đi mưa về nên làm gì, bạn cần chủ động tăng cường sức khỏe cho bản thân trong lúc thời tiết thay đổi thất thường này.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin thường xuyên: Vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch và sức đề kháng nên để cơ thể phòng bệnh hiệu quả hơn, bạn nên bổ sung thêm vào thực đơn những thực phẩm như tỏi, gừng, trà xanh, mật ong, rau xanh, trái cây họ cam giàu vitamin C, hải sản tươi sống,...
Tập luyện đều đặn: Tập thể dục thể thao vừa sức và kiên trì là cách tăng cường sức khỏe hiệu quả bạn nên áp dụng ngay hôm nay. Một số động tác đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,... cũng đã nâng cao đề kháng và sức dẻo dai hơn rất nhiều.
Chủ động bảo vệ cơ thể khi trời mưa: Khi trời mưa lớn, thay vì dầm mưa về thì bạn nên sử dụng dù, áo mưa,... hoặc trú mưa ở nơi an toàn để bảo vệ sức khỏe, tránh tiếp xúc nhiều với nước mưa trong thời gian dài gây bệnh.
Như vậy bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp câu hỏi đi mưa về nên làm gì, hy vọng có thể giúp ích cho quý bạn đọc. Vào mùa mưa cơ thể rất dễ nhiễm bệnh nên bạn cần tăng cường đề kháng từ bên trong bằng thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.