Nước mưa có sạch không? Có nên uống nước mưa không?
Ngày 19/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nước mưa thực chất là lượng nước bốc hơi, sau quá trình ngưng tụ sẽ rơi xuống mặt đất tạo thành nước mưa. Hiện nay đây vẫn là nguồn nước được nhiều hộ gia đình sử dụng hàng ngày. Vậy liệu rằng nước mưa có sạch không?
Nước mưa có sạch không là câu hỏi của đa số người dân đang hoặc có ý định sử dụng nước mưa trong cuộc sống hàng ngày. Để biết chuyên gia có ý kiến gì về vấn đề này, mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết dưới đây.
Trong nước mưa có chất gì?
Trước khi đi sâu giải đáp thắc mắc nước mưa có sạch không, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thành phần của nước mưa, trong nước mưa có chất gì, điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc xác định liệu nước mưa có phải nguồn nước sạch thích hợp để sử dụng.
Nước mưa được ngưng tụ từ lượng nước bốc hơi cùng một số chất trong không khí tạo thành nên trong nước mưa có chứa một số loại axit. Lượng axit này đến từ việc khi nước mưa rơi xuống, đi qua không khí có chứa chất hóa học và hòa tan chúng tạo thành những phân tử axit trong nước mưa. Một số khí độc có trong không khí, đặc biệt ở những nơi có nền công nghiệp phát triển như SO2, H2S, NO,... Những khí này kết hợp với nước mưa tạo thành axit mạnh như HNO3, H2SO4,...
Như vậy bạn có thể thấy thành phần hóa học trong nước mưa bao gồm một số axit có hại với nồng độ khác nhau. Không phải nước mưa ở đâu cũng chứa axit hoặc nồng độ axit mạnh. Vùng có không khí bị ô nhiễm thì nước mưa càng chứa nhiều axit độc hại.
Bên cạnh đó, nước mưa còn có các tạp chất, bụi bẩn tích tụ trong quá trình rơi xuống. Mỗi vùng, mỗi nơi mà nước mưa đi qua sẽ có lượng tạp chất, bụi bẩn khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nước mưa có sạch không, có thể dùng nước mưa trong sinh hoạt hay không. Tuy nhiên nước mưa cũng sở hữu những ưu điểm nhất định như có chứa lượng nhỏ sắt, không có khoáng chất nên vị hơi ngọt, không lợ, không ngang rất dễ uống so với các loại nước khoáng, nước tinh khiết khác.
Nước mưa có sạch không?
Hiện nay, ở nhiều địa phương, đặc biệt là những vùng nông thôn xa thành phố, vùng núi, vùng sâu vùng xa,.. chưa có điều kiện dùng nước máy, nước sạch thì nước mưa vẫn là nguồn nước chính trong sinh hoạt của người dân. Khi này, câu hỏi đặt ra là nước mưa có sạch không, nước mưa có sạch hơn nước máy không, uống có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người không?
Theo các chuyên gia, nước mưa sạch hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Như đã nói ở trên, nước mưa khi rơi xuống cuốn theo nhiều tạp chất, khí độc trong không khí. Chính vì vậy mà nước mưa ở những vùng ô nhiễm không khí, nhiều bụi bẩn, hoạt động sản xuất, thải chất thải không khí ra môi trường càng nhiều thì nước mưa càng không sạch, thậm chí gây hại nếu sử dụng thường xuyên lâu dài.
Ngược lại, nước mưa ở những vùng có nhiều cây xanh, không khí không bị ô nhiễm, ít hoạt động sản xuất công nghiệp,... có độ sạch và trong nhất định, lượng axit và tạp chất, bụi bẩn đo được trong nước mưa cũng rất thấp, nằm ở mức có thể dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nước mưa có sạch không ở mỗi vùng là khác nhau nhưng việc dùng nước mưa để uống, nấu ăn không được các chuyên gia khuyến khích. Nếu bạn sống ở nơi chưa có nước sạch, nước máy thì có thể dùng nước mưa thay thế nhưng cần xử lý sạch sẽ, chứa nước mưa ở nơi sạch, đậy kín nắp, bảo quản nước mưa đúng cách. Do đó, việc rửa mặt bằng nước mưa có tốt không, còn tùy thuộc vào địa điểm mà bạn sinh sống nữa.
Uống nước mưa có tốt không?
Ngoài thắc mắc nước mưa có sạch không, tắm mưa có tốt không, nhiều người cũng đặt câu hỏi về việc có nên dùng nước mưa để uống không, uống như vậy có bị dị ứng nước mưa không. Từ lâu trước đây khi chưa có nước máy hoặc nước lọc thì nước mưa là nguồn nước sạch được dùng rộng rãi, phổ biến. Tuy nhiên, khi xã hội ngày một phát triển, công nghệ hiện đại thì nhiều nghiên cứu đã chứng minh được uống nước mưa có tốt không.
Nước mưa có sạch không, uống nước mưa được không? Theo nhiều chuyên gia, việc nước mưa sạch không còn tùy vào nơi có mưa và điều kiện thời tiết, môi trường khi mưa. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, việc uống nước mưa là điều không được khuyến khích. Một số vùng không có nước sạch vẫn có thể dùng nước mưa để uống, nấu ăn nhưng cần xử lý sạch, loại bỏ tạp chất, chất độc hại trước khi dùng bằng bộ lọc.
Uống nước mưa không tốt vì hàm lượng tạp chất, chất bẩn và axit trong nước mưa rất cao, điển hình như axit HNO3, H2SO4,... có hại cho hệ tiêu hóa, dễ gây đau bụng, đầy hơi khó tiêu, ngộ độc,... nếu dùng thường xuyên. Bên cạnh đó, uống trực tiếp nước mưa chưa qua xử lý còn làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng nước mưa
Nước mưa không được khuyến khích dùng để uống hoặc nấu ăn ngay sau khi hứng mà tốt hơn hết, bạn cần xử lý nước mưa bằng hệ thống lọc tiêu chuẩn. Tuy nước mưa không sạch và không nên dùng để uống, nấu ăn nhưng bạn hoàn toàn có thể tận dụng nguồn nước này để làm nước tưới cây, nước rửa xe, rửa sân, giặt quần áo, nước tưới nông nghiệp,... rất tốt đấy.
Khi dùng nước mưa cần lưu ý những điều sau:
Không nên dùng ngay nước mưa đầu mùa vì đây là nguồn nước thường chứa nhiều tạp chất, chất độc và bụi bẩn nhất.
Nên hứng nước mưa để dùng sau khi đã mưa 2 - 3 cơn mưa đầu mùa.
Nếu hứng nước mưa để dùng dần nên chọn vật chứa sạch sẽ, được chà rửa vệ sinh thường xuyên, giảm sự xâm nhập và sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại.
Vật chứa nước mưa nên có nắp đậy để hạn chế dị vật, bụi bẩn, lá cây rơi vào làm hôi thối nguồn nước. Bên cạnh đó, đậy kín nắp vật chứa còn hạn chế lăng quăng, muỗi phát triển gây hại, tăng nguy cơ sốt xuất huyết,... cho người dùng.
Không chứa đựng nước mưa quá lâu, tốt nhất chỉ nên lưu trữ và sử dụng trong vài tuần đến 1 tháng, sau đó vệ sinh thùng chứa và hứng đợt nước mưa mới.
Hy vọng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc có câu trả lời chính xác cho thắc mắc nước mưa có sạch không. Thay vì dùng nước mưa để uống, các cơ quan y tế khuyến khích người tiêu dùng nên dùng nước lọc, nước đóng chai, đóng bình để nấu ăn và uống hàng ngày giúp đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.