Rửa mặt bằng nước mưa có tốt không? Cách chăm da khỏe đẹp mùa mưa
Ngày 24/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nước mưa là nguồn nước được xem là chứa nhiều khoáng chất và có nhiều lợi ích riêng biệt. Nhưng rửa mặt bằng nước mưa có tốt không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu.
Từ nhiều đời nay, nước mưa vẫn là nguồn nước uống, nấu ăn và sinh hoạt, rửa mặt, giặt quần áo,... của nhiều hộ gia đình. Vậy rửa mặt bằng nước mưa có tốt không? Có lợi cho làn da không?
Rửa mặt bằng nước mưa có tốt không?
Hiện nay, có rất nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau về hiệu quả tuyệt vời mà nước mưa đem lại cho làn da, nên rửa mặt bằng nước mưa để tận dụng những lợi ích mà nước mưa đem lại. Tuy nhiên quan điểm này có thực sự đúng? Rửa mặt bằng nước mưa có tốt không?
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, trong nước mưa có chứa một lượng khoáng chất nhất định như canxi, magie,... tương tự như trong nước máy hoặc nước giếng khoan nên nếu dùng nước mưa để rửa mặt sẽ nhận thấy hiệu quả nhất định trên làn da.
Chất khoáng có trong nước mưa giúp làn da được làm sạch tốt hơn, cuốn trôi những cặn bẩn, bã nhờn tồn đọng trên da, bao gồm cả vi khuẩn và vi sinh vật trên da, từ đó hạn chế nổi mụn, giảm nhanh mụn trứng cá, mụn nhọt. Không chỉ vậy, các nghiên cứu còn cho thấy độ pH tự nhiên mang tính kiềm trong nước mưa còn khiến da đàn hồi hơn, tăng cường sức sống tươi trẻ, rạng rỡ.
Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu dựa trên nguồn nước mưa sạch và tinh khiết, đã qua xử lý ký sinh trùng, vi khuẩn và tạp chất. Như bạn đã biết, nước mưa hiện nay chứa rất nhiều bụi bẩn từ môi trường, vi khuẩn,... và đặc biệt là hàm lượng axit cao do môi trường bị ô nhiễm, không khí không còn trong lành như trước nên chất lượng nước mưa cũng giảm đáng kể.
Nguồn nước mưa tại các thành phố lớn, có nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy,... càng chứa nhiều bụi và hàm lượng axit cao do khí thải chứa chất độc được thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Nguồn nước mưa này nếu dùng để nấu ăn, uống trực tiếp hoặc rửa mặt, tắm,... đều gây hại cho làn da và sức khỏe. Sử dụng lâu dài còn có thể gây bệnh da liễu như viêm nang lông, mụn nhọt, viêm da,...
Tóm lại, rửa mặt bằng nước mưa có tốt không? Rửa mặt bằng nguồn nước mưa đã qua xử lý hoặc mưa ở những vùng cao, không bị ô nhiễm không khí sẽ có lợi cho làn da, giúp da săn chắc và mịn màng hơn. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến cáo mọi đối tượng không nên dùng nước mưa để tắm hoặc rửa mặt vì nguy cơ gây hại cho da là rất cao. Bên cạnh đó, khi đi mưa về cũng cần chăm sóc da mặt đúng cách để bảo vệ da khỏi chất bẩn, tạp chất mà nước mưa để lại.
Cách chăm sóc da sau khi đi mưa về
Vì nước mưa không tốt cho da nên sau khi đi mưa về cần làm sạch, chăm sóc da ngay để hạn chế tối đa những tác hại mà nước mưa gây nên. Dưới đây là quy trình dưỡng da sau khi tiếp xúc với nước mưa bạn đọc có thể tham khảo:
Rửa mặt 2 lần: Việc đầu tiên và cũng quan trọng nhất sau khi đi mưa về là làm sạch da bằng phương pháp rửa mặt 2 lần. Khi này bạn dùng nước sạch rửa trôi bụi bẩn trên da, dùng nước tẩy trang lau lại và cuối cùng là dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ rửa lại một lần nữa nhằm loại bỏ vi khuẩn, virus bám trên bề mặt da. Bước này không chỉ vệ sinh da mà còn giảm nhanh triệu chứng dị ứng nước mưa nữa đấy.
Cân bằng ẩm với toner: Bạn có thể chọn nước hoa hồng hoặc bất cứ loại toner thường dùng nào để cấp ẩm nhanh chóng cho da sau khi rửa mặt. Bước dưỡng này sẽ giúp giảm khô da, đặc biệt là khi đi mưa về.
Serum và kem dưỡng ẩm: Rửa mặt bằng nước mưa có tốt không? Với chất lượng nước mưa hiện nay thì việc rửa mặt bằng nước mưa hoặc đi mưa về không chăm sóc da đúng gây nên rất nhiều tác hại. Sau khi tiếp xúc với nước mưa làn da thường rất khô, căng kích và dễ bị mất nước nên bạn cần bổ sung serum hoặc kem dưỡng ẩm để bù đắp lại độ ẩm cho da, giúp da thư giãn và làm dịu da nhanh chóng.
Ngoài những bước dưỡng da cơ bản nêu trên bạn có thể sử dụng thêm mặt nạ dưỡng ẩm hoặc sản phẩm tẩy tế bào chết để làm sạch, nuôi dưỡng làn da hiệu quả hơn, đặc biệt khi sở hữu làn da khô, dễ bong tróc, sần sùi.
Bí quyết dưỡng da mùa mưa đúng cách hiệu quả
Câu hỏi rửa mặt bằng nước mưa đã vừa được giải đáp quan những thông tin nêu trên, cho thấy nước mưa chưa qua xử lý và không đảm bảo độ sạch rất có hại cho da. Vậy vào mùa mưa nên chăm sóc và bảo vệ da như thế nào để da luôn căng mịn, trắng sáng? Những cách dưỡng da dưới đây sẽ giúp bạn luôn có được làn da như mong muốn.
Luôn thoa kem chống nắng: Nhiều người nghĩ rằng trời mưa không có nắng gắt nên không cần kem chống nắng để bảo vệ da nhưng thực chất, ý kiến này chưa đúng. Ngay cả khi trời râm mát mà có mưa thì tia UV từ ánh nắng vẫn tồn tại trong không khí, vẫn có thể khiến da đen sạm, mất nước và nhanh lão hóa hơn. Vì vậy hãy luôn thoa kem chống nắng kể cả khi đang ở trong nhà hoặc khi trời mưa bạn nhé.
Tránh để da tiếp xúc với nước mưa: Rửa mặt bằng nước mưa có tốt không? Như đã nói ở trên, nước mưa có thể khiến làn da bị khô căng, thậm chí là viêm nhiễm nên cách tốt nhất để bảo vệ da mùa mưa là tránh tối đa tiếp xúc, đi mưa hoặc tắm, dầm mưa.
Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ khi đi mưa về: Độ pH của nước mưa khá cao do chứa nhiều loại axit mạnh, đây là tác nhân phá hủy làn da nếu thường xuyên tiếp xúc. Vì vậy mỗi khi đi mưa về, việc cần làm đầu tiên là làm sạch da với sản phẩm rửa mặt thiên nhiên, dịu nhẹ, có độ pH cân đối từ 5.5 - 6.5 để không làm khô da, căng kích.
Nhìn chung, bàn về việc rửa mặt bằng nước mưa có tốt không, các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên dùng nước mưa để làm sạch da, rửa mặt hoặc tắm vì nguy cơ viêm lỗ chân lông, khô da, kích ứng là rất cao. Ngoài việc bảo vệ da khỏi nước mưa bạn cũng cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng để làn da được nuôi dưỡng, bảo vệ từ bên trong.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.