Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối là điều nhiều người gặp phải. Viêm họng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu trong thời gian dưỡng thai như ảnh hưởng tới ăn uống, nói chuyện hoặc hô hấp. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về triệu chứng cũng như cách điều trị viêm họng cho mẹ bầu an toàn nhé!
Nhiều người thắc mắc rằng bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối có nguy hiểm không? Viêm họng không gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị dứt điểm có thể gây sốt, sổ mũi hay đau họng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu cũng như tác động tới sự phát triển của thai nhi.
Trước khi tìm hiểu tác hại của viêm họng đối với mẹ bầu trong 3 tháng cuối, chúng ta cần phải hiểu rõ về căn bệnh này, những biểu hiện và phương pháp điều trị cho bệnh.
Viêm họng là một bệnh lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Đây là một tình trạng mà niêm mạc vùng hầu họng bị viêm nhiễm, gây ra các triệu chứng khó chịu như rát họng, nói khó, nuốt vướng, gây ảnh hưởng đến các hoạt động giao tiếp, ăn uống và hô hấp hằng ngày.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, nhưng phổ biến nhất là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Vi khuẩn như Streptococcus pyogenes và Haemophilus influenzae hoặc virus như Adenovirus và virus Epstein-Barr thường gây ra viêm họng.
Ngoài ra, viêm họng cũng có thể do các yếu tố khác như bội nhiễm vi khuẩn từ cơ quan khác, do thói quen hút thuốc lá, hít khói độc hại, tiếp xúc với hóa chất và ô nhiễm không khí.
Triệu chứng của viêm họng thường bao gồm đau họng, khó chịu, khó nuốt, ho, nghẹt mũi, khó thở hoặc ho khan. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và hệ miễn dịch của người bệnh.
Để chẩn đoán viêm họng, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và kiểm tra nhanh để xác định nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, việc lấy mẫu dịch từ họng để làm các xét nghiệm định danh vi khuẩn hoặc virus có thể được thực hiện, đặc biệt là ở bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối để xác định chắc chắn mầm bệnh.
Trong quá trình điều trị viêm họng, điều quan trọng là giảm các triệu chứng và tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Việc này có thể đạt được thông qua sự kết hợp của các biện pháp chăm sóc tại nhà và thuốc:
Bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối thai kỳ là một vấn đề phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Tuy viêm họng không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
Viêm họng trong 3 tháng cuối thường do một số nguyên nhân như nhiễm trùng từ biến chứng của cảm lạnh hoặc viêm xoang. Tình trạng này dễ mắc hơn do các thay đổi hormone và sự suy nhược cơ thể khi mang thai.
Bà bầu bị viêm họng trong 3 tháng cuối có thể biểu hiện các triệu chứng như đau họng, khó chịu, khó nuốt, ho, nghẹt mũi và khó thở. Các triệu chứng này có thể gây khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống và nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, viêm họng trong 3 tháng cuối thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Nhưng nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, viêm họng có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu dinh dưỡng và giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi.
Điều trị bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và sự phát triển của em bé. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến được chuyên gia khuyên dùng:
Lưu ý rằng viêm họng trong 3 tháng cuối mang thai không nên chủ quan bỏ qua mà cần được kiểm soát và điều trị đúng cách. Nếu tình trạng viêm họng không điều trị dứt điểm có thể gây ra các vấn đề khác như gây mệt mỏi nhiều hoặc diễn tiến mãn tính. Vì vậy, hãy luôn tìm sự tư vấn y tế từ bác sĩ để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho bà bầu và thai nhi.
Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về tình trạng bà bầu bị viêm họng 3 tháng cuối cũng như các biện pháp điều trị viêm họng cho mẹ bầu. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết về chủ đề sức khỏe trên trang web của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
Vũ Ánh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.