Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Góc hỏi đáp: Dị ứng hải sản có di truyền không?

Ngày 17/10/2022
Kích thước chữ

Dị ứng hải sản có di truyền không? Đây là thắc mắc và nỗi lo lắng của khá nhiều người vì không biết con cái khi sinh ra có bị dị ứng hải sản giống với cha mẹ hay không? Câu trả lời nằm ở bài viết dưới đây.

Người bị dị ứng hải sản thường gặp phải những khó khăn khi ăn uống cũng như đối mặt với một số triệu chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà mức độ dị ứng của mỗi người có thể từ nhẹ đến nặng. Trong đó mọi người cũng quan tâm đến yếu tố di truyền và đặt câu hỏi là: “Dị ứng hải sản có di truyền không?”. Trước khi trả lời, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số thông tin về dị ứng hải sản nhé.

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với thành phần protein có trong hải sản. Đặc biệt là dị ứng với loại hải sản có vỏ như tôm, cua, nghêu, sò,… Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có người sẽ phản ứng với tất cả các loại hải sản hay chỉ phản ứng với một số loại hải sản nhất định.

Tình trạng dị ứng xảy ra không chỉ khi bạn ăn trực tiếp hải sản. Ngay cả khi bạn hít phải mùi hay khói bốc ra từ món ăn có hải sản cũng như tiếp xúc với bề mặt có dính hải sản cũng có nguy cơ xuất hiện triệu chứng dị ứng.

Góc hỏi đáp: Dị ứng hải sản có di truyền không? 1 Dị ứng hải sản là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người

Nguyên nhân bị dị ứng hải sản

Tại sao chúng ta lại bị dị ứng hải sản? Nguyên nhân chủ yếu đến từ thành phần có trong các loại hải sản và phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, cụ thể:

  • Hải sản có chứa hàm lượng protein cao, trong đó có thể bao gồm những protein “lạ”. Loại protein này khi đi vào cơ thể được xem là kháng nguyên. Điều này làm cho hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại thông qua việc tạo ra các kháng thể. Từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng trên cơ thể.
  • Thành phần protein có trong một số loại hải sản khác lại đóng vai trò là bán kháng nguyên. Và khi chúng đi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhóm quyết định kháng nguyên sẵn có và dẫn tới tình trạng dị ứng.
  • Ngoài ra, trong hải sản còn có chứa histamin, đây là một trong những tác nhân có thể gây dị ứng.

Một số loại hải sản ở những môi trường sống khác nhau có thể chứa những độc tố khác nhau. Có những loại độc tố không thể bị phá hủy bởi nhiệt độ khi đun nấu hoặc các phương pháp chế biến thông thường. Do đó, khi bạn ăn vào sẽ gây nguy cơ dị ứng cao.

Dị ứng hải sản có di truyền không?

Dị ứng hải sản có di truyền không? Nếu có thì tỷ lệ di truyền là bao nhiêu? Câu trả lời chính là dị ứng hải sản có di truyền và nó có liên quan đến tiền căn gia đình. Cụ thể như sau:

  • Nếu trẻ nhỏ được sinh ra trong gia đình có ba hoặc mẹ bị các triệu chứng dị ứng hải sản thì nguy cơ trẻ bị dị ứng từ khoảng 20 - 40%.
  • Nếu ba và mẹ cùng bị dị ứng hoặc một trong ba mẹ bị dị ứng và một anh chị em ruột cũng bị dị ứng, thì nguy cơ dị ứng ở bé sau sẽ khoảng từ 40 - 50%.
  • Trường hợp cả ba và mẹ cùng bị dị ứng một loại bệnh thì nguy cơ dị ứng của trẻ sẽ ở mức 50 - 80%.
  • Đối với trẻ có cả ba và mẹ bị dị ứng và một anh chị em ruột bị dị ứng, thì nguy cơ dị ứng ở trẻ em là rất cao, khoảng 85%.
  • Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, nếu ba mẹ không bị dị ứng hải sản thì trẻ vẫn có nguy cơ bị tình trạng này.
Góc hỏi đáp: Dị ứng hải sản có di truyền không? 2 Dị ứng hải sản có di truyền không?

Điều trị dị ứng hải sản

Các triệu chứng dị ứng hải sản có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể chữa trị tại nhà. Còn đối với những tình trạng nghiêm trọng, người bị dị ứng cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số phương pháp điều trị dị ứng hải sản thường được áp dụng như:

Gây nôn, uống nhiều nước

Việc đầu tiên mà bạn cần làm khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dị ứng nhẹ là kích thích gây nôn. Điều này giúp đẩy thức ăn gây dị ứng ra ngoài, hạn chế chúng làm gia tăng các triệu chứng. Sau đó bạn nên vệ sinh mũi, súc miệng bằng nước muối và uống thật nhiều nước. Bạn có thể pha một ly nước chanh ấm hoặc mật ong với nước ấm để uống nhằm hỗ trợ làm giảm tình trạng dị ứng.

Góc hỏi đáp: Dị ứng hải sản có di truyền không? 3 Nên uống nhiều nước khi bị dị ứng hải sản

Tránh ăn hải sản, hạn chế cào gãi vùng bị dị ứng

Nên tránh ăn tất cả loại hải sản trong quá trình điều trị dị ứng cho dù bạn chỉ bị dị ứng với một số loại. Vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng mức độ nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, người bị dị ứng thường cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để làm giảm cơn ngứa do nổi mề đay. Nhưng hành động này sẽ góp phần gia tăng các triệu chứng dị ứng, khiến vùng bị tổn thương lan rộng. Do đó hãy cố gắng hạn chế tác động lên da lúc này và có thể sử dụng các loại thuốc bôi chống ngứa.

Sử dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây giúp làm giảm các triệu chứng trên da và các triệu chứng nguy hiểm khác như đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp,... Người bị dị ứng không được tự ý sử dụng thuốc mà hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị dị ứng hải sản là:

  • Thuốc Epinephrine như Adrenaline: Được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp dưới dạng tiêm nhằm chống co thắt đường thở và ngăn sốc phản vệ.
  • Thuốc kháng histamin như Loratadin, Phenergan, Cetirizin, Clorpheniramin: Các loại thuốc kháng histamin có công dụng làm giảm các triệu chứng ở trên da, niêm mạc. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng với các phản ứng nặng.
  • Thuốc bôi ngoài da như sulfat kẽm, kem bôi chứa menthol, thuốc chống ngứa,…

Vừa rồi là một số điều liên quan đến tình trạng dị ứng hải sản. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Dị ứng hải sản có di truyền không?” Theo dõi nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin hữu ích liên quan đến sức khỏe bạn nhé.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin