Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc sức khỏe: Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ

Ngày 22/02/2022
Kích thước chữ

Thói quen tắm đêm là một trong những tiền đề khiến cơ thể dễ bị đột quỵ. Dưới đây là một số cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ và bảo vệ tốt sức khỏe của bạn.

Nhiều người có sở thích tắm vào buổi sáng để bắt đầu một ngày mới, nhưng cũng có không ít người thường sẽ tắm buổi tối trước khi ngủ. Theo các chuyên gia, việc tắm đêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, trong đó gia tăng nguy cơ đột quỵ cao. Vậy có cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ không? Nếu như đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, thì chắc hẳn bạn không nên bỏ qua bài viết này.

Những nguy hại tiềm ẩn từ thói quen tắm đêm

Giảm sức đề kháng, suy yếu hệ miễn dịch

Ảnh hưởng đến sớm nhất đối với cơ thể chúng ta từ thói quen tắm đêm chính là hệ miễn dịch suy kém, giảm sức đề kháng. Khi tắm đêm, lá phổi của chúng ta sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Phổi hoạt động không tốt hoặc suy giảm chức năng sẽ khiến cơ thể không được bảo vệ tốt. Bạn sẽ dễ bị tấn công bởi bụi bẩn, virus, vi khuẩn có hại từ môi trường bên ngoài. Cơ thể sẽ yếu hơn, dễ bị bệnh vặt như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sổ mũi, viêm phổi, viêm đường hô hấp,... Bên cạnh đó, vào sáng hôm sau khi tắm đêm, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, nhức mỏi cơ thể, mệt mỏi,... Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và học tập.

Góc sức khỏe: Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ 1 Thói quen tắm đêm mang đến nhiều tác hại nguy hiểm cho cơ thể, trong đó nặng nề nhất là nguy cơ đột quỵ cao.

Bệnh nền chuyển biến nặng

Tắm đêm cũng là một trong những tiền đề dễ khiến các bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp,... chuyển biến nặng hơn. Khi bạn có bệnh nền là tiểu đường hoặc huyết áp thấp, việc tắm khuya sẽ rất dễ làm cơ thể bị mệt mỏi vì huyết quản giãn nở, não bộ không cung cấp đủ lượng máu cần thiết cho cơ thể kịp thời. Còn nếu bạn bị cao huyết áp, tắm khuya sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh đột ngột, dẫn đến tai biến mạch máu não, tệ hơn là đột quỵ.

Một số dấu hiệu đột quỵ khi tắm đêm cần biết

Làm thế nào để biết được cơ thể có khả năng đột quỵ khi tắm đêm? Nếu cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu này và lặp lại thường xuyên, thì bạn có nguy cơ đột quỵ cao:

  • Cơ thể mệt mỏi đột ngột, cảm giác không còn sức lực, một nửa mặt hoặc toàn bộ mặt bị tê cứng, miệng khi cười bị lệch.
  • Tay chân hoạt động khó khăn, một bên cơ thể bị tê liệt. Hai cánh tay khó nâng qua khỏi đầu cùng lúc.
  • Miệng khó cử động và phát âm, nói chuyện bị dính chữ, nói ngọng đột ngột.
  • Hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng bất ngờ.
  • Thị lực suy giảm, nhìn không rõ, mắt mờ.
  • Thường xuyên bị đau đầu dữ dội và bất ngờ, kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa.
Góc sức khỏe: Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ 2 Khi xuất hiện các dấu hiệu này, bạn nên lưu ý thăm khám bác sĩ sớm để có cách phòng ngừa và điều trị đột quỵ, giảm tỷ lệ tử vong.

Bên cạnh các dấu hiệu đột quỵ này, bạn có thể bị cơn thiếu máu não thoáng qua trong vài phút. Đây cũng là một cảnh báo của cơ thể về khả năng cao bị đột quỵ khi tắm đêm trong tương lai. Các dấu hiệu này diễn ra rất nhanh và khó lường, bạn hãy chú ý lắng nghe cơ thể để chủ động phòng tránh bệnh.

Cách đêm tắm đêm an toàn tránh đột quỵ

Vậy làm thế nào để tắm đêm đúng cách phòng tránh đột quỵ? Đầu tiên, để phòng ngừa hậu quả của việc tắm khuya thì bạn cần tránh thói quen xấu này. Trong trường hợp bắt buộc tắm khuya, bạn nên tranh thủ tắm trước 22 giờ tối. Nếu tắm sau khoảng thời gian này, bạn có thể lau toàn bộ cơ thể bằng khăn sạch đã thấm nước, tránh để dội nước trực tiếp. Sau khi tắm cần lấy khăn lau khô cơ thể và dùng máy sấy khô tóc để tránh nhiễm lạnh.

Góc sức khỏe: Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ 3 Cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ tốt nhất là không nên tắm sau 22 giờ đêm.

Sau khi tập thể dục ra nhiều mồ hôi hoặc vận động mạnh, bạn cũng nên tránh tắm ngay. Nhiệt độ cơ thể lúc này đang tăng cao, khi tắm liền sẽ khiến mạch máu co rút bất ngờ, dẫn đến đứt mạch máu vô cùng nguy hiểm. Khi thời tiết lạnh không nên tắm nước lạnh, hoặc thời tiết nóng lại tắm nước quá nóng. Nhiệt độ nước thích hợp nhất khi tắm là từ 25 độ C đến 29 độ C. Nước quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến co rút mạch máu, cản trở tuần hoàn máu lên não và tim.

Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no khi đi tắm, nhất là tắm đêm. Việc này sẽ khiến bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa, dạ gặp các vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, tắm khi bụng đói sẽ khiến bạn dễ tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt, hoặc thậm chí ngất xỉu. Đặc biệt, khi cơ thể đang sốt cao, bạn tuyệt đối không được tắm. Đừng nghĩ rằng tắm là để hạ sốt, hạ nhiệt độ cơ thể. Bạn sẽ bị tụt huyết áp đột ngột dẫn đến hôn mê sâu và đột quỵ.

Theo các chuyên gia, thời điểm vàng để cấp cứu một người đột quỵ là 60 phút. Thời gian càng trôi qua thì hệ thần kinh của họ sẽ càng tổn thương. Vì vậy, khi có phát hiện ra người bị đột quỵ, bạn nên sơ cứu ngay lập tức để tránh tổn thương não. Đồng thời cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, giảm tỷ lệ tử vong. Hy vọng rằng từ những nội dung trong bài đã giúp bạn biết cách tắm đêm an toàn tránh đột quỵ. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe của bản thân trước những nguy hại tiềm ẩn này nhé!

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đột quỵ