Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng không chỉ thiếu cân nặng và chiều cao mà sức đề kháng cũng bị hạn chế, khả năng tư duy và phát triển trí não cũng bị cản trở. Chính vì vậy cần có những biện pháp phòng chống và điều trị bệnh còi xương mà một trong những biện pháp đó là chế độ dinh dưỡng của trẻ. Sau đây là một số gợi ý cho ba mẹ cách xây dựng thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Còi xương suy dinh dưỡng là vấn đề khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm cách khắc phục cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ gợi ý một số cách xây dựng thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ xảy ra chủ yếu do trẻ bị thiếu vitamin D, khiến cơ thể khó hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho vào cơ thể. Đây là 2 chất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển xương.
Ngoài ra, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng còn xuất phát từ một số nguyên nhân như:
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng có thể khắc phục dựa vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, vi chất cần bổ sung cho trẻ trong giai đoạn này bao gồm: Sắt, vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin B và kẽm. Tuy nhiên, liều lượng vitamin D bổ sung cho trẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tuân theo chỉ định của bác sĩ vì nếu thừa vitamin D sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của bé.
Các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề xây dựng thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng như thế nào. Sau đây là một số gợi ý món ăn giúp kích thích vị giác, giúp trẻ hứng thú với bữa ăn.
Trứng là loại thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ với giá trị dinh dưỡng cao như đạm, canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin A, vitamin D, vitamin E và nhiều dưỡng chất khác.
Nguyên liệu cần có:
Cách nấu cháo trứng như sau:
Bạn rửa sạch gạo, đậu xanh, đậu đen, để ráo nước rồi mang đi xay nhuyễn. Tiếp đó, bạn trộn bột với 300ml nước, đun sôi với lửa nhỏ. Khi cháo chín, bạn đập quả trứng gà vào nồi rồi khuấy đều tay. Bạn hãy cho trẻ ăn khi cháo còn ấm, ăn 1 ngày 1 lần, liên tục trong 4 tuần để thấy rõ hiệu quả nhé.
Đây là món ăn giúp cung cấp protein lý tưởng, đặc biệt là hàm lượng Omega-3 dồi dào. Hơn thế, cháo cá lóc chứa nhiều EPA và DHA, vitamin và khoáng chất tốt đối với cơ thể của bé như kali, magie, sắt, phốt pho, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin B12,... Chính vì vậy, đây là một trong những món mà ba mẹ có thể thêm vào thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu cần có để nấu món cháo cá lóc gồm:
Cách thực hiện như sau:
Cá lóc bạn mang làm sạch, hấp chín, lấy phần thịt và bỏ xương. Tiếp đó, bạn vo sạch gạo rồi cho vào nồi nước hầm xương cá, nấu cho cháo nhừ. Khi cháo đã nhừ, bạn cho cá vào nồi, nêm nếm lại và tắt bếp. Bạn cho trẻ ăn ngày 2 lần, cách ngày, ăn lúc cháo còn ấm, thực hiện liên tục 2 tuần rồi nghỉ 1 tuần nhé.
Tôm chứa lượng lớn canxi, phốt pho, kẽm cùng các loại axit amin và vitamin thiết yếu cho sự phát triển xương và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy mà cháo tôm không thể thiếu trong thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng.
Nguyên liệu để nấu cháo tôm cần:
Cách thực hiện:
Bạn làm sạch tôm, bỏ vỏ. Thịt tôm mang đi giã nhuyễn, phần vỏ sấy khô sau đó tán thành bột mịn. Đối với gạo bạn mang đi xay nhuyễn rồi trộn các nguyên liệu lại với nhau, thêm nước và nấu cháo. Bạn cho trẻ ăn khi còn ấm và ăn 1 lần/ngày.
Mặc dù còi xương suy dinh dưỡng là vấn đề khiến cha mẹ rất lo lắng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên nôn nóng bổ sung thực phẩm cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng quá nhiều mà cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cha mẹ hãy luôn lắng nghe và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống của bé phù hợp và cân bằng. Điều này giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con và hạn chế tình trạng dư thừa chất hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trong việc chọn nguyên liệu và thực phẩm, cách kết hợp và chế biến các nguyên liệu, phòng trường hợp những thực phẩm kết hợp với nhau tạo ra độc tố.
Trên đây là một số gợi ý cho ba mẹ cách xây dựng thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Hy vọng cha mẹ sẽ có thêm nhiều ý tưởng giúp con thêm hứng thú trong việc ăn uống. Bên cạnh đó, hãy kiên trì và thường xuyên theo dõi sức khỏe của con để đảm bảo con được phát triển toàn diện.