Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hạt lanh là hạt gì? Ăn hạt lanh có tác dụng gì? Hạt lanh ăn sống được không? Trong bài viết này, hãy cùng Long Châu tìm hiểu về loại hạt được coi là “siêu thực phẩm” này nhé!
Trước khi hạt lanh được biết đến với tên gọi khác là “siêu hạt”, chúng được dùng chủ yếu trong ngành dệt may. Ngày nay, hạt lanh được coi là một loại thực phẩm chính trong thế giới dinh dưỡng và được biết đến là nguồn cung cấp axit béo omega-3 và chất xơ tuyệt vời. Vậy hạt lanh ăn sống được không?
Hạt lanh có nguồn gốc từ cây lanh với chiều cao khoảng 2m, được trồng đầu tiên ở Ai Cập nhưng ngày nay được trồng rộng rãi trên toàn thế giới.
Cây lanh có thể dệt thành vải lanh với sợi vải bền gấp 2 - 3 lần sợi bông. Ban đầu, cây lanh chủ yếu được trồng để sản xuất quần áo. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 20, bông đã trở nên phổ biến hơn, vậy nên ngày nay, hầu hết các cây lanh được trồng để lấy hạt.
Hạt lanh có vị bùi bùi, có thể ăn được hoặc nghiền nát để lấy dầu hạt lanh. Trong nhiều thập kỷ nay, người ta thường thấy hạt lanh được sử dụng trong ngũ cốc hoặc bánh mì, nhưng riêng bản thân hạt lanh cũng đã tìm được một vị trí thích hợp trong lĩnh vực thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Trong 100g hạt lanh có 18% protein. Mặc dù có chứa các axit amin thiết yếu nhưng chúng lại thiếu lysine.
Tuy vậy, hạt lanh có nhiều arginine và glutamine quan trọng đối với sức khỏe của tim và hệ miễn dịch.
Hạt lanh là một trong những nguồn chứa alpha lipoic acid (ALA) phong phú nhất trong chế độ ăn uống. Ăn cả hạt sẽ cung cấp lượng ALA ít nhất vì dầu được khóa bên trong cấu trúc dạng sợi của hạt.
Hạt lanh là nguồn dồi dào một số vitamin và khoáng chất:
Hạt lanh được biết đến là một trong những nguồn lignans nhiều nhất trong chế độ ăn uống. Những chất dinh dưỡng này hoạt động như phytoestrogen, có đặc tính chống oxy hóa và estrogen yếu.
Lignans trong hạt lanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hội chứng chuyển hóa, vì chúng làm giảm lượng chất béo và đường trong máu. Đồng thời, nó cũng giúp giảm huyết áp, mất cân bằng gốc tự do và viêm nhiễm động mạch.
Hạt lanh chứa nhiều protein và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hạt lanh mang đến một số lợi ích sức khỏe được chứng minh như:
Hạt lanh là một nguồn chất xơ dồi dào và chất béo lành mạnh, có thể chế biến hạt lanh dưới nhiều hình thức khác nhau như nướng và nghiền. Tuy nhiên, hạt lanh sống có thể chứa độc tố nên không thể ăn sống mà cần chế biến chín trước khi ăn.
Cần hạn chế ăn hạt lanh thô, mặc dù chất độc sẽ bị tiêu diệt khi hạt được nướng hoặc sử dụng trong công thức làm bánh. Các chuyên gia khuyên bạn không nên ăn quá 5 muỗng canh hạt lanh mỗi ngày.
Đặc biệt, một số đối tượng sau cần cân nhắc việc sử dụng hạt lanh hoặc dầu hạt lanh trong chế độ dinh dưỡng:
Hạt lanh có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai.
Hạt lanh hay dầu hạt lanh có thể làm giảm khả năng đông máu, vì vậy cần loại bỏ hạt này khỏi chế độ ăn uống trong vài tuần trước khi làm phẫu thuật.
Vì hạt lanh có thể giúp hạ huyết áp cao, nên dùng hạt lanh cùng với thuốc hạ huyết áp có thể khiến huyết áp giảm xuống mức quá thấp.
Tương tự, vì hạt lanh có thể làm giảm lượng đường trong máu cao nên những người mắc bệnh tiểu đường đang dùng thuốc nên hết sức thận trọng. Cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các thành phần trong hạt lanh không tương tác tiêu cực với bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn đang dùng.
Trên đây là những thông tin về dinh dưỡng và lưu ý khi sử dụng hạt lanh. Giống như các nguồn chất xơ khác, nên uống hạt lanh với nhiều nước hoặc các chất lỏng khác. Không nên ăn hạt lanh sống và dùng cùng lúc với thuốc uống.
Thảo Nguyễn
Nguồn tham khảo: everydayhealth.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.