Hội chứng hậu Covid là tình trạng xảy ra ở những F0 do nhiễm virus SARS-CoV-2 trong vòng 3 tháng và các triệu chứng này kéo dài tới 2 tháng mà không có nguyên nhân bệnh lý khác. Theo thống kê của WHO, có khoảng 10 - 20% người nhiễm Covid-19 bị các triệu chứng kéo dài nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.
Di chứng hậu Covid kéo dài khiến sức khỏe của người bệnh suy giảm nhanh chóng, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc. Chính vì thế, hậu Covid nên uống thuốc gì để điều trị dứt điểm triệu chứng và tăng cường sức khỏe chính là điều mà rất nhiều người mắc di chứng hậu Covid quan tâm.
Ai dễ mắc hội chứng hậu covid-19?
Thực tế cho thấy tất cả những người từng bị nhiễm Covid đều có thể là đối tượng có nguy cơ gặp phải di chứng hậu Covid-19 dù là trẻ em hay người lớn, không phân biệt mức độ nặng nhẹ khi mắc bệnh. Tuy nhiên, di chứng hậu Covid-19 thường phổ biến và nặng nề ở người cao tuổi, người có bệnh lý nền hoặc những người từng phải điều trị hồi sức tích cực, ECMO khi nhiễm Covid-19.
Người từng phải can thiệp ECMO có nguy cơ bị di chứng hậu Covid nặng hơn
Theo các chuyên gia, có 3 di chứng thường gặp nhất sau khi khỏi F0 là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số di chứng khác như thay đổi nội tiết, tổn thương thận, nhiễm trùng, viêm phổi... Những di chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi xuất hiện các di chứng này, người bệnh thường hoang mang, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Điểm mặt những di chứng và giải đáp thắc mắc "hậu Covid nên uống thuốc gì?"
Triệu chứng hậu Covid có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, hệ thống trong cơ thể như hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh, ngoài da và toàn thân… Dưới đây là những di chứng hay gặp nhất.
Mệt mỏi kéo dài
Đây là triệu chứng hầu hết người bệnh mắc phải sau khi khỏi Covid-19, chiếm từ 60 - 90%. Mặc dù đã khỏi bệnh một thời gian nhưng người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dù đã nghỉ ngơi nhiều và không hề làm việc quá sức. Với trường hợp này, hương pháp điều trị chủ yếu sẽ là tăng cường vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hoặc sử dụng các thuốc bổ chứa vitamin tổng hợp. Đồng thời, người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Để biết hậu covid nên uống thuốc gì, bạn nên đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ
Di chứng ở hệ thần kinh
Virus SARS-CoV-2 tấn công và làm tổn thương hệ thống thần kinh, tai trong và tiền đình chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt hậu Covid. Nặng hơn, người bệnh có thể bị mất tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ và tiếp nhận ngôn ngữ. Đây còn được gọi là hội chứng “sương mù não” với những triệu chứng hay quên, lú lẫn, tư duy mơ hồ, kém nhạy bén, chậm chạp hơn… Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này có thể là do virus tấn công phá hủy hàng rào ngăn dị vật xâm nhập ở não, gây ra tình trạng viêm não.
Sương mù nào thường biến mất sau khoảng vài tháng nhưng có thể kéo dài lâu hơn ở một số trường hợp đặc biệt. Phương pháp điều trị sương mù não sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sương mù não hậu Covid nên uống thuốc gì? Đó có thể là bổ sung sắt nhằm giải quyết tình trạng thiếu máu và hồng cầu, giúp giảm sương mù não hiệu quả.
Những bất thường ở hệ hô hấp
Covid-19 tấn công trực tiếp vào hệ hô hấp, do đó di chứng liên quan đến hô hấp chính là vấn đề tất cả F0 sau khi khỏi bệnh đều gặp phải. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng ho, khó thở khi vận động, leo cầu thang, khi gắng sức hoặc bất cứ khi nào. Đặc biệt, xơ phổi, viêm phổi là những biến chứng nguy hiểm nhiều người gặp phải nhưng không hề biết.
Chụp x-quang phổi để xác định tổn thương hô hấp hậu covid
Những triệu chứng này thường thể hiện rõ nhất trên bệnh nhân có tiền sử mắc covid nặng, người cao tuổi, người từng điều trị ECMO hoặc phải thở oxy...
Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp x-quang phổi, chụp CT, để phát hiện sớm tình trạng phổi đông đặc, sẹo phổi, xơ phổi, hay tổn thương ngoại biên…
Phương pháp điều trị chủ yếu chính là sử dụng thuốc dựa trên triệu chứng thực tế để phục hồi chức năng phổi hoặc điều trị nội trú nếu viêm phổi, nhiễm trùng phổi nặng.
Di chứng ở hệ tim mạch
Một số nghiên cứu cho thấy, những người khỏi covid-19 có thể phải đối mặt với các triệu chứng bất thường ở hệ tim mạch trong thời gian dài như đau tức ngực, hồi hộp, tăng men tim, mạch nhanh ngay cả khi nghỉ ngơi...
Hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C) ở trẻ em
MIS-C - Multisystem Inflammatory Syndrome in Children là hội chứng hậu covid-19 ở trẻ em nguy hiểm thường xảy ra sau khi khỏi bệnh từ 2 - 6 tuần. Dù tỷ lệ mắc MIS-C không cao nhưng dễ biến chứng nặng đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt, các triệu chứng của MIS-C thường dễ bị nhầm lẫn sang các bệnh cấp tính khác như sốt cao liên tục, nổi ban đỏ, phù nề niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đau bụng, nôn, tiêu chảy... khiến cha mẹ chủ quan không phát hiện và điều trị đúng. Trẻ em mắc hội chứng MIS-C khi trở nặng sẽ có triệu chứng mạch nhanh, khó thở, tay chân lạnh, thay đổi ý thức... lúc này việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí.
Rất nhiều trẻ mắc hội chứng MIS-C tiên lượng nặng
Di chứng hậu Covid không chỉ ảnh hưởng đến một mà tác động đến nhiều bộ phận khác của cơ thể phụ thuộc vào khả năng đề kháng của mỗi người. Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng cũng hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, không có câu trả lời chung nhất cho câu hỏi "hậu covid nên uống thuốc gì" bởi không có loại thuốc nào có thể chữa trị tất cả triệu chứng cùng lúc.
Chuyên gia khuyến cáo, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị hậu Covid mà hãy đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp