Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
So với tiền sản giật, hậu sản giật có khả năng xảy ra thấp hơn. Dù là vậy, biến thai sản này cũng không kém phần nguy hiểm, tiềm ẩn rủi ro đe dọa tính mạng người mẹ nếu không kịp xử lý. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu hậu sản giật là gì cùng cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Hậu sản giật là gì? Đó là tình trạng xảy ra sau khi người mẹ sinh em bé và dấu hiệu khó phát hiện vì đa phần trường hợp bị hậu sản giật không có triệu chứng nào trong suốt thai kỳ trước đó. Khi bị hậu sản giật, người mẹ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm vô cùng. Do đó, dù vui mừng sau khi mẹ tròn con vuông, bản thân người mẹ và các thành viên trong gia đình phỉ chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của sản phụ để đảm bảo không xảy ra tình huống xấu.
Phụ nữ sau khi sinh con gặp phải chứng rối loạn tăng huyết áp có thể dẫn đến hậu sản giật sau sinh. Tình trạng hậu sản giật này xảy ra 48 giờ sau sinh, hoặc thậm chí có thể đến sáu tuần sau khi sinh.
Bên cạnh tăng huyết áp, sản phụ bị hậu sản giật còn xuất hiện tình trạng tăng protein quá mức trong nước tiểu cần được cấp cứu và chữa trị kịp thời mới không gặp nguy hiểm.
Cơn sản giật có bốn giai đoạn, bao gồm xâm nhiễm, giật cứng, giật giãn cách và hôn mê. Khi sản phụ xuất hiện cơn co giật dễ gặp biến chứng xuất huyết não khiến sau đó rơi vào hôn mê sâu, kéo dài và tử vong.
Các cơn sản giật do hậu sản giật diễn ra liên tiếp không thể kiểm soát, gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan quan trọng như gan và thận, đặc biệt là não sẽ dễ bị hủy hoại. Bên cạnh đó, hậu sản giật còn khiến mạch máu bị thuyên tắc, lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ quan giảm, gây hoại tử cơ quan.
Không ít trường hợp sản phụ bị những cơn sản giật mạnh gây tử vong do tự cắn vào lưỡi làm mất máu, hoặc tử vong do máu chảy ngược vào thanh quản gây ngạt thở.
Chưa kể, hậu sản giật còn khiến sản phụ đột quỵ do máu không cung cấp đủ hay không đến các cơ quan, khiến cơ quan đó không hoạt động.
Có thể nói, hậu sản giật là bệnh lý phức tạp, gây nguy hiểm tính mạng của người mẹ. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của hậu sản giật sau sinh:
Những biến chứng hậu sản giật đều vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Do đó, để không xảy ra hậu quả đáng tiếc, tốt nhất bạn nên ngăn ngừa hậu sản giật bằng cách điều trị. Điều này rất quan trọng, vừa không gây nguy hiểm tính mạng, bên cạnh đó cũng tránh bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, gây suy giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ.
Như có đề cập ở trên, biểu hiện của hậu sản giật không rõ ràng. Sau khi sinh, sản phụ bận rộn chăm sóc con nên dễ dàng bỏ qua những biểu hiện nhỏ.
Các yếu tố sau đây giúp chẩn đoán sản phụ có khả năng gặp hậu sản giật sau sinh hay không:
Bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, hậu sản giật sau sinh có thể được điều trị bằng nhiều cách.
Không vội đưa ngay huyết áp về trị số bình thường để tránh làm ảnh hưởng tới tưới máu não. Tuy nhiên, cần dần đưa huyết áp về bình thường mới không kéo theo biến chứng hậu sản giật.
Lưu ý, tiêm truyền magie sulfat vẫn tiếp tục đến khi hết sản giật. Khi lượng nước tiểu bài tiết đạt trên 100 - 200ml/giờ thì ngừng lại. Cách điều trị này cũng áp dụng cho các cơn tiền sản giật hay sản giật muộn.
Trong thai kỳ, mẹ bầu phải chú ý giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất… Sau khi sinh, những việc này cũng cần tiếp tục duy trì, các thành viên trong gia đình nên hỗ trợ sản phụ trong việc chăm sóc mẹ và bé sơ sinh.
Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần được chuyên gia y tế theo dõi sức khỏe thường xuyên thời gian đầu sau sinh, bao gồm:
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.