Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau thắt ngực là trạng thái bị ép, bị đau ở vùng ngực, thường cảnh báo bệnh động mạch vành. Trong đó, việc phân biệt rõ đâu là đau thắt ngực điển hình và không điển hình sẽ giúp người bệnh tìm ra phương án điều trị tối ưu.
Đau thắt ngực thường xảy ra với những người từ 50 tuổi trở lên do nguyên nhân chủ yếu là hẹp mạch vành. Có hai loại đau thắt ngực gồm: Đau thắt ngực điển hình và không điển hình. Việc tìm hiểu về hai loại đau thắt ngực này giúp xác định chính xác triệu chứng và điều trị kịp thời, tránh được biến chứng nguy hiểm.
Để so sánh được đau thắt ngực điển hình và không điển hình thì trước tiên, ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về các loại đau này.
Đau thắt ngực điển hình được định nghĩa là cơn đau ngực với đầy đủ 3 đặc điểm sau đây:
Đau thắt ngực không điển hình được định nghĩa là cơn đau ngực không có đủ 3 đặc điểm vừa nêu của cơn đau thắt ngực điển hình. Thay vào đó, đau thắt ngực không điển hình biểu hiện giống một cơn đau nhói, đau tương tự như dao đâm hoặc đau đến chảy nước mắt. Cơn đau xảy ra ở một điểm cụ thể trên ngực và có thể đau đến hàng giờ hoặc hàng ngày. Khi đó, người bệnh còn có thể gặp triệu chứng: Ho, thở gấp hoặc khó nuốt trong cơn đau.
Để phân biệt được sự khác nhau của đau thắt ngực điển hình và không điển hình, người bệnh cần nắm được đặc điểm cụ thể của từng cơn đau. Hai trường hợp này có vị trí, tính chất, thời gian đau và phương án xử lý khác nhau.
Các trường hợp phổ biến xảy ra đau thắt ngực điển hình là khi người bệnh phải gắng sức làm một việc gì đó như: Đi bộ, chạy, làm việc,... trong tình hình thời tiết đặc biệt hoặc sau khi ăn no, khi xúc động hoặc sau khi giao hợp...
Vị trí đau thắt ngực điển hình là ở sau xương ức, đôi khi lan lên đến cổ, hàm, vai, tay, thượng vị hoặc răng. Vị trí đau thường lan lên vai trái trước, sau đó xuống mặt trong của tay trái,...
Tính chất của đau thắt ngực điển hình là cảm giác bị đau siết chặt, bị co thắt, giống như có vật gì đè hoặc ép lên vùng ngực. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp một số dấu hiệu khác như: Hồi hộp, lo lắng, khó thở, vã mồ hôi,...
Về mặt thời gian, cơn đau thắt ngực điển hình thường kéo dài vài phút, thường là dưới 20 phút. Tần suất đau khác nhau tùy từng ca bệnh, có người thi thoảng mới bị (khoảng 1 - 2 lần/năm), có người bị đau thường xuyên hàng tháng.
Cơn đau thắt ngực không điển hình thường gặp ở những người cao tuổi và phụ nữ, người mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn lipid máu,… Người bệnh có thể bị đau ở tư thế nằm, trong khi đang nghỉ ngơi. Cơn đau Prinzmetal (tức là đau do co thắt mạch vành) có thể gặp bất kể ngày hay đêm và không phải do hoạt động gắng sức.
Vị trí đau thắt ngực không điển hình là ở vùng thượng vị hoặc mỏm ức, sau lan tới vai phải, ra giữa hai bả vai và lan xuống bụng,... Bên cạnh đó, với thể không đau, người bệnh sẽ có cảm giác bị tức nặng ở khu vực trước tim, tê bì tay trái, bị nghẹt thở hoặc ho.
Dựa trên những đặc điểm vừa nêu của đau thắt ngực điển hình và không điển hình, bảng so sánh dưới đây sẽ khái quát cho bạn những thông tin để phân biệt giữa hai loại đau để bạn dễ theo dõi.
Tiêu chí so sánh | Đau thắt ngực điển hình | Đau thắt ngực không điển hình |
Cường độ cơn đau | Đau và khó chịu ở khu vực giữa ngực, sau xương ức. Đau nặng hơn khi gắng sức hoặc bị căng thẳng. | Đau như dao đâm hoặc đau chảy nước mắt. Đau nặng hơn khi hít vào, ấn tay vào ngực, giảm đau khi nghiêng người về phía trước. |
Vị trí khởi phát | Thường đau khắp ngực, lan xuống cánh tay hoặc cổ. | Đau ở một vùng cụ thể của ngực, có thể lan ra sau lưng. |
Hoàn cảnh khởi phát và thời gian | Xảy ra không đột ngột, kéo dài vài giây đến vài phút, không lâu hơn 20 phút. | Xuất hiện đột ngột, kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày. |
Do có đặc điểm và mức độ nguy hiểm khác nhau nên người bệnh cần được chẩn đoán chính xác xem mình bị đau thắt ngực điển hình hay không điển hình. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Để chẩn đoán chính xác về các cơn đau thắt ngực, ngoài thăm khám các dấu hiệu như trên thì bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm, kiểm tra như: Siêu âm tim, điện tâm đồ ECG, chụp MRI tim, chụp CT tim, chụp động mạch vành,...
Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu tắc nghẽn tim, bác sĩ có thể sẽ tiến hành thủ thuật thông tim. Thủ thuật này giúp kiểm tra lưu lượng máu chảy qua tim bằng việc đặt một thiết bị từ động mạch luồn đến tim.
Mục tiêu điều trị các cơn đau thắt ngực là nhằm cải thiện lưu lượng máu vận chuyển đi nuôi tim, từ đó cải thiện hoạt động của tim. Trong mọi tình huống thì bệnh nhân đau thắt ngực đều cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.
Trong trường hợp cần dùng thuốc, bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc Aspirin để làm giảm đông máu hoặc Nitroglycerin. Việc này giúp mở rộng tạm thời các mạch máu bị hẹp và cải thiện dòng chảy của máu đi qua tim.
Thuốc ức chế beta cũng có thể được chỉ định để làm chậm nhịp tim và thư giãn cơ tim. Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc điều trị các bệnh loạn nhịp tim, tiểu đường, tăng huyết áp,...
Nếu dùng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Phương pháp thông thường là nong rộng chỗ bị hẹp, tắc và đặt stent mạch vành. Người bệnh có thể phải phẫu thuật bắc cầu mạch vành nếu bị tắc nghẽn mạch máu.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về hai loại đau thắt ngực. Việc phân biệt và chẩn đoán đau thắt ngực điển hình và không điển hình sẽ giúp nhận biết chính xác về tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ thông qua đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
Xem thêm:
Người bị đau thắt ngực nên ăn gì?
Hít thở sâu bị đau nhói - Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.