Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bàn chân rũ, hay còn gọi là chứng thả bàn chân, là tình trạng mất khả năng nâng cao mu bàn chân do yếu hoặc liệt các cơ gấp lưng bàn chân. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai chân, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hội chứng bàn chân rũ, bao gồm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bàn chân, vốn dĩ là bộ phận giúp ta di chuyển, khám phá thế giới, nay lại trở thành gánh nặng khi mắc phải hội chứng bàn chân rũ. Cảm giác tê liệt, mất khả năng nâng cao mu bàn chân khiến mỗi bước đi trở nên nặng nề, chông chênh, tiềm ẩn nguy cơ té ngã và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này chính mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hội chứng bàn chân rũ.
Bàn chân rũ, hay còn gọi là chứng thả bàn chân, là một tình trạng bệnh lý khiến người bệnh không thể nâng cao phần trước của bàn chân, dẫn đến việc các ngón chân phải kéo lê trên mặt đất khi di chuyển. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng bàn chân rũ có thể chỉ xuất hiện ở một chân nhưng cũng có thể xảy ra ở hai chân cùng một lúc. Hội chứng thả bàn chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Bàn chân rũ là tình trạng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao phần trước bàn chân, dẫn đến việc các ngón chân bị kéo lê trên sàn khi di chuyển. Để bù đắp cho việc không thể nâng mu bàn chân, người bệnh thường phải nâng cao đùi khi đi lại, tương tự như khi leo cầu thang, để hỗ trợ bàn chân chạm vào sàn. Dáng đi này khá kỳ lạ và có thể khiến người bệnh phải đặt chặt chân xuống sàn với mỗi bước đi.
Tình trạng bàn chân rũ này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên chân. Nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chứng bàn chân rũ cũng có thể khiến cả hai chân của người bệnh bị ảnh hưởng. Bàn chân rũ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng thả bàn chân, bao gồm:
Các chấn thương như đụng giập hoặc rách cơ bắp ở cẳng chân, đặc biệt là các cơ gấp lưng bàn chân, có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng thả bàn chân.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng thả bàn chân. Dây thần kinh mác, chi phối vận động cho các cơ gấp lưng bàn chân, có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân, như bị chèn ép dây thần kinh do phẫu thuật thay khớp háng hoặc thay khớp gối, u bướu ở cột sống hoặc đầu gối phát triển quá mức dẫn đến tình trạng chèn ép lên những dây thần kinh, từ đó gây ra hội chứng thả bàn chân. Bệnh lý đái tháo đường hay ngộ độc thuốc có thể gây rối loạn thần kinh, từ đó có nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
Một số bệnh lý thần kinh cơ như loạn dưỡng cơ - một bệnh lý di truyền có khả năng gây yếu cơ tiến triển cho người bệnh và có thể dẫn đến tình trạng bàn chân rũ. Bên cạnh đó, những bệnh khác như bại liệt hay Charcot - Marie - Tooth cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng thả bàn chân.
Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), đột quỵ hoặc đa xơ cứng có nguy cơ gây ra tình trạng bàn chân rũ.
Hội chứng chèn ép khoang cũng có thể gây ra hội chứng bàn chân rũ. Là tình trạng cấp cứu ngoại khoa cần can thiệp phẫu thuật để cứu chi. Chèn ép khoang trước cẳng chân là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng thả bàn chân trong hội chứng này.
Dây thần kinh mác đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối vận động cho các cơ gấp lưng bàn chân, giúp nâng cao mu bàn chân. Tuy nhiên, dây thần kinh này lại nằm ở vị trí khá "nhạy cảm", chạy gần bề mặt da tại chỏm xương mác. Do đó, những hoạt động có thể gây chèn ép lên dây thần kinh mác có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng bàn chân rũ cụ thể như: Thói quen bắt chéo chân, quỳ gối trong thời gian dài hoặc bó bột quá chặt có thể sẽ gây chèn ép lên thần kinh mác.
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bàn chân rũ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong chẩn đoán bàn chân rũ. Bác sĩ sẽ quan sát cách đi lại của bệnh nhân, kiểm tra khả năng vận động của bàn chân, bao gồm khả năng nâng cao mu bàn chân, gập ngón chân,... Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các phản xạ gân cơ và cảm giác ở bàn chân để đánh giá mức độ tổn thương thần kinh.
Một số xét nghiệm lâm sàng có thể được chỉ định bao gồm:
Việc điều trị bàn chân rũ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Xác định và điều trị hiệu quả nguyên nhân gây ra chứng thả bàn chân là chìa khóa để cải thiện tình trạng bệnh. Nếu như nguyên nhân gây bệnh không thể được điều trị thì có thể bệnh nhân sẽ mắc hội chứng bàn chân rũ này vĩnh viễn.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bàn chân rủ, tuy nhiên đây chỉ là thông tin tham khảo, nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ nào hãy đến cơ sở y tế hoặc các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời:
Hy vọng những thông tin về hội chứng bàn chân rũ trong bài viết trên hữu ích với bạn đọc. Việc phát hiện sớm giúp bạn có khả năng điều trị hết những triệu chứng, chính vì vậy hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị khi phát hiện dấu hiệu nào bất thường nhé!
Xem thêm: Những điều quan trọng nam giới cần biết về hội chứng Klinefelter
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.