Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Hội chứng đuôi ngựa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 26/05/2023
Kích thước chữ

Hội chứng đuôi ngựa là bệnh lý nguy hiểm, gây ra tình trạng đau lưng dữ dội. Khi không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như tê liệt, đại tiểu tiện không tự chủ, rối loạn sinh dục.

Hội chứng đuôi ngựa hay còn được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra khi rễ thần kinh ở đầu đuôi bị chèn ép hoặc tổn thương, làm gián đoạn quá trình vận động.

Hội chứng đuôi ngựa là gì?

Hội chứng đuôi ngựa được hiểu là tình trạng rễ của đám rối thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép gây ảnh hưởng tới vận động của hai chân, bàng quang, trực tràng. Các biến chứng của bệnh gồm đi đại tiểu tiện không tự chủ, tê liệt cả hai chân vĩnh viễn.

Hội chứng đuôi ngựa:Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Hội chứng đuôi ngựa ảnh hưởng tới bó rễ thần kinh

Triệu chứng hội chứng đuôi ngựa

Triệu chứng có thể thay đổi tuỳ theo mức độ cũng như sự phát triển theo thời gian. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ chèn ép và các rễ thần kinh đang bị chèn ép có nặng hay không. Một số bệnh có triệu chứng giống với hội chứng đuôi ngựa như thần kinh ngoại biên, hội chứng nón tủy (medullaris conus). 

Bệnh nhân nếu có các triệu chứng sau đây thì chú ý ngay nhé:

  • Đi tiểu không tự chủ.
  • Mất phản xạ ở vùng chân.
  • Đau dữ dội vùng thắt lưng.
  • Rối loạn chức năng tình dục.
  • Yếu cơ, mất cảm giác hoặc đau chân.
  • Mất cảm giác ở các bộ phận ngồi trên yên ngựa.
  • Rối loạn chức năng của bàng quang (như bí tiểu hoặc đi tiểu không tự chủ).
Hội chứng đuôi ngựa:Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
 Triệu chứng hội chứng đuôi ngựa khá đa dạng

Nguyên nhân của hội chứng chùm đuôi ngựa

Thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng là nguyên nhân gây nên bệnh hội chứng đuôi ngựa thường gặp nhất. Đĩa đệm sẽ bị thoái hóa dần theo tuổi tác, dây chằng cũng bắt đầu yếu dần. 

Khi bị kéo căng hay bị chấn thương vùng cột sống thắt lưng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm và biến chứng thành hội chứng đuôi ngựa. Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân khác như là:

  • Xuất huyết tủy sống.
  • Bị hẹp ống sống bẩm sinh.
  • Nhiễm trùng vùng cột sống.
  • Khối u hay tổn thương của cột sống.
  • Dị dạng động tĩnh mạch cột sống.
  • Biến chứng sau phẫu thuật cột sống thắt lưng hay quá trình gây tê tủy sống.
  • Chấn thương ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng như bị té ngã, tai nạn giao thông,…

Phòng ngừa bệnh hội chứng đuôi ngựa

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa hội chứng đuôi ngựa hiệu quả:

  • Không ngồi sai tư thế hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Hạn chế mang vác vật nặng.
  • Phòng ngừa chấn thương khi tham gia tập thể dục thể thao.
  • Tránh cúi gập người quá mức, rồi ngửa ra đột ngột vì có thể gây rách vòng xơ quanh nhân nhầy đĩa đệm, làm nhân nhầy bị thoát ra và chèn ép vào thần kinh đuôi ngựa.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa giàu canxi, vitamin D và chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ bị thoát vị và chèn ép chùm đuôi ngựa.
Hội chứng đuôi ngựa:Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 3
Hạn chế vận động sai tư thể để phòng tránh hội chứng đuôi ngựa

Các biện pháp điều trị hội chứng đuôi ngựa

Nếu có biểu hiện của hội chứng đuôi ngựa, cần phải điều trị sớm để giảm bớt áp lực lên các dây thần kinh. Phải thực hiện các biện pháp điều trị nhanh chóng để ngăn chặn các tổn thương vĩnh viễn, cụ thể như tê liệt cả hai chân, bàng quang bị mất kiểm soát, suy giảm chức năng sinh dục,... Điều trị tốt nhất là trong khoảng thời gian 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể dùng đến corticosteroid - thuốc này làm giảm tình trạng phù nề. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do có một khối u, thì xạ trị/hóa trị hoặc có thể cần phẫu thuật là biện pháp tối ưu nhất.

Mức độ phục hồi phụ thuộc vào mức độ tổn thương của cơ thể. Nếu phẫu thuật thành công thì quá trình phục hồi chức năng của bàng quang và ruột có thể kéo dài lên đến vài năm.

Khi mắc hội chứng đuôi ngựa, người bệnh cần chú ý thăm khám để được điều trị y tế càng sớm càng tốt. Nếu được xử lý bệnh kịp thời, sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng, cải thiện các chức năng của các cơ quan, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trì hoãn chữa trị có thể làm gia tăng nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Bạn nhớ lưu ý những vấn đề mà nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ nhé.

Phạm Diểm

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm