Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về gây tê tủy sống và những vấn đề liên quan

Ngày 27/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phương pháp gây tê tủy sống đã được sử dụng từ nhiều năm nay để làm tê hệ thống thần kinh trung ương, hạn chế cảm giác đau đớn bằng cách tiêm thuốc gây tê vào tủy sống. Để biết thêm thông tin về kỹ thuật gây tê này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Thuốc gây tê tủy sống sẽ được tiêm vào phần khoang dịch não để ức chế cảm giác lan truyền đến não. Kỹ thuật gây tê này hiện được sử dụng trong nhiều cuộc phẫu thuật vùng thân dưới như bụng dưới, háng, chân,…

Gây tê tủy sống trong phẫu thuật là gì

Về khía cạnh giải phẫu, quanh tủy sống có 3 lớp màng bọc với thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là màng cứng, màng nhện và màng mềm. Gây tê tủy sống là thủ thuật vô cảm và khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một lượng thuốc vừa đủ vào khoảng không giữa màng nhện và màng mềm nhằm gây tê liệt dẫn truyền xung thần kinh từ vùng được tiêm thuốc đến não, từ đó không còn cảm nhận được đau đớn nữa.

Gây tê tủy sống là thủ thuật tiêm thuốc tê vào dưới màng nhện trong cột sốngGây tê tủy sống là thủ thuật tiêm thuốc tê vào dưới màng nhện trong cột sống

Cũng giống với phương pháp gây tê màng cứng, gây tê tủy sống cũng có thể sử dụng ở những vùng cơ thể khác nhau, tùy vào điều kiện sử dụng. Tuy nhiên, về cơ bản, 2 kỹ thuật gây tê này vẫn riêng biệt. Gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật tiêm thuốc tê bên ngoài màng cứng của tủy sống còn gây tê tủy sống là tiêm vào giữa màng nhện và màng mềm.

Thủ thuật gây tê tủy sống có thể sử dụng khi bệnh nhân đang trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo hoặc có thể dùng chung với thuốc an thần, thuốc gây mê toàn thân trong những điều kiện chữa bệnh khác nhau. Phương pháp này cũng được dùng trong hậu phẫu để giảm các cơn đau khó chịu.

Chỉ định và chống chỉ định gây tê tủy sống

Tìm hiểu xong gây tê tủy sống là gì, bạn cũng nên biết những trường hợp nào thích hợp sử dụng biện pháp gây tê này, trường hợp nào không nên dùng.

Chỉ định gây tê tuỷ sống trong phẫu thuật

Hầu hết những cuộc phẫu thuật vùng cơ thể dưới rốn đều có thể dùng gây tê tủy sống để gây tê trong quá trình thực hiện, điển hình như:

  • Phẫu thuật phần chi dưới như chỉnh hình, ghép da, cắt chi,...
  • Phẫu thuật tiết niệu với những trường hợp cắt nội soi u xơ tuyến tiền liệt qua niệu đạo, cắt nội soi sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi thận,… Phương pháp này sẽ hạn chế mất máu cho bệnh nhân và thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng hơn.
  • Phẫu thuật sản khoa là điển hình nhất khi nói đến gây tê tủy sống. Kỹ thuật này được dùng nhiều trong các ca sinh mổ hoặc cắt bỏ tử cung, phẫu thuật cắt u nang buồng trứng, u xơ tử cung, thông tắc ống dẫn trứng,…
  • Phẫu thuật ổ bụng dưới bao gồm các ca thực hiện phẫu thuật mổ ruột thừa, mổ tiểu khung, trực tràng, hậu môn,… nhưng cần kết hợp với thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân.
  • Một số phẫu thuật khác có thể dùng gây tê tủy sống như phẫu thuật vùng cột sống thắt lưng,…

Bên cạnh công dụng giảm đau và hạn chế mất máu trong quá trình phẫu thuật, gây tê tủy sống trong phẫu thuật còn được dùng rất nhiều với công dụng giảm đau. Tuy nhiên với nền y học hiện đại, phương pháp giảm đau này đã dần được thay thế bởi gây tê ngoài màng cứng vì linh hoạt, an toàn, ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Tìm hiểu về gây tê tủy sống và những vấn đề liên quan 2

Tiêm tê tủy sống dùng hầu hết các cuộc phẫu thuật cho vùng cơ thể dưới rốn

Chống chỉ định gây tê tuỷ sống

Mặc dù có tính ứng dụng cao nhưng vẫn tồn tại nhiều trường hợp cụ thể chống chỉ định gây tê tủy sống như:

  • Bệnh nhân không đồng ý với thủ thuật gây tê này;
  • Nhiễm khuẩn vùng da bị chọc kim;
  • Bệnh nhân nhiễm trùng toàn thân nặng không dùng gây tê tủy sống được;
  • Bệnh nhân bị lao cột sống;
  • Người bệnh có tình trạng giảm khối lượng máu tuần hoàn, sốc mất máu;
  • Huyết áp tối đa thấp hơn 90 mmHg;
  • Mạch chậm dưới 50 lần/phút không được chỉ định gây tê tủy sống;
  • Tăng áp lực nội soi;
  • Người có cột sống dị dạng, khó xác định vị trí tiêm;
  • Rối loạn đông máu hoặc đang uống thuốc chống đông máu;
  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị động kinh, viêm đa rễ thần kinh;
  • Người bệnh mắc bệnh tim mạch như loạn nhịp tim, suy tim,…

Xem thêm: Những tác dụng phụ của gây tê tủy sống

Quy trình gây tê tủy sống trong phẫu thuật

Gây tê tủy sống được sử dụng rất nhiều và quy định chung về tiến trình thực hiện gây tê tủy sống cũng cần rõ ràng.

Quá trình chuẩn bị

Người thực hiện gây tê tủy sống trong phẫu thuật là bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức hoặc cao hơn. Những bác sĩ chưa đủ điều kiện tuyệt đối không được thực hiện thủ thuật này, tránh để lại biến chứng cho bệnh nhân, nhất là vùng cột sống.

Về mặt phương tiện, gây tê tủy sống cần chuẩn bị trước máy theo dõi điện tim, huyết áp, mạch, máy đo SpO2, phương tiện cấp cứu và hồi sức, kim chọc tủy sống chuyên dụng, bơm tiêm và kim tiêm, bông băng gạc, thuốc gây tê, cồn sát khuẩn, dụng cụ gắp,…

Vậy bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi gây tê tủy sống? Bệnh nhân không cần chuẩn bị về mặt dụng cụ, phương tiện nhưng cần được hướng dẫn, giải thích quy trình, đồng ý thực hiện kỹ thuật gây tê này. Khi chuẩn bị tiêm thuốc, vùng da cần tiêm phải được làm sạch bằng dung dịch cồn sát khuẩn và bông băng.

Tiến hành gây tê tủy sống

Quy trình gây tê tủy sống trong phẫu thuật

Bệnh nhân nên nằm nghiêng, cong người dáng con tôm khi tiêm tê

Các bước thực hiện gây tê tủy sống trong phẫu thuật chi tiết như sau:

  • Truyền dịch trước khi thực hiện tiêm gây tê để bù lại lượng dịch trong cơ thể mà bệnh nhân còn thiếu.
  • Điều chỉnh tư thế bệnh nhân ngồi trên bàn phẫu thuật hoặc nằm nghiêng, cong lưng dáng con tôm.
  • Sát khuẩn vùng da chọc kim tiêm.
  • Xác định đốt sống chọc kim tiêm.
  • Bác sĩ chọc dò tủy sống.
  • Xác nhận kim tiêm đã luồn xuống dưới màng nhện và trên màng mềm.
  • Chuẩn bị liều lượng thuốc gây tê thích hợp.
  • Lắp đặt bơm tiêm đã có chứa thuốc tiêm, tiêm nhẹ trước khi đưa vào cơ thể.
  • Bơm thuốc từ từ, giữ kim đúng vị trí, không đâm sâu vào cũng không rút bớt kim ra.
  • Sát khuẩn lại vị trí chọc kim.
  • Đặt bệnh nhân ở tư thế chuẩn bị phẫu thuật.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân cả trong và sau khi phẫu thuật.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ lan tỏa khi tiêm gây tê tủy sống. Có bệnh nhân tiêm xong phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng cũng có bệnh nhân rất lâu mới cảm nhận được thuốc bắt đầu hoạt động. Những yếu tố này thường là do tư thế của bệnh nhân khi tiêm thuốc, tỷ trọng thuốc với trọng lượng cơ thể và lượng thuốc được tiêm.

Hy vọng những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật gây tê tủy sống. Bất cứ câu hỏi nào khác về gây tê trong phẫu thuật bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn thường xuyên thăm khám cho mình để biết rõ hơn. 

Hữu ích:

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sinh conGây tê